2.2 .Thiết kế nghiên cứu luận văn
3.1. Tổng quan về NHCSXHTP Hà Nội
3.1.2. NHCSXHTP Hà Nội
3.1.2.1 Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý
- Ban đại diện HĐQT cấp TP: gồm 13 thành viên, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trƣởng ban, Giám đốc NHCSXH TP Hà Nội là Ủy viên thƣờng trực, các thành viên khác là lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của TP.
- Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp quận, huyện có tổng số 332 thành viên. Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng quản trị, chỉ đạo các hoạt động của NHCSXH đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng, các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đƣợc NHCSXH và UBND TP giao để triển khai nhiệm vụ trong từng năm và nhiệm vụ cụ thể của từng kỳ, phê duyệt chiến lƣợc phát triển dài hạn của NHCSXH. Ban đại diện HĐQT còn chỉ đạo NHCSXH TP và các quận, huyện phối hợp với Hội đoàn thể, chính quyền địa phƣơng rà soát nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, kịp thời bổ sung đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo để tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng ƣu đãi, thƣờng xuyên quan tâm đối với các hộ mới thoát nghèo nhằm tránh tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn thủ đô. Ngoài ra, Ban đại diện HĐQT còn có nhiệm vụ tham mƣu với UBND TP Hà Nội chuyển nguồn vốn từ ngân sách TP sang NHCSXH TP Hà Nội để thực hiện cho vay theo các chƣơng trình tín dụng cụ thể. Bên cạnh đó, Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo NHCSXH bám sát nhiệm vụ do NHCSXH Việt Nam giao từng năm để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát do từng thành viên Ban đại diện thực hiện hoặc thành lập những đoàn kiểm tra liên ngành để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác tín dụng, phản ánh tình hình thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi kịp thời.
-Bộ máy điều hành tác nghiệp: Giám đốc, các Phó Giám đốc, bên dƣới là các phòng chuyên môn nghiệp vụ và 26 PGD quận, huyện trên toàn TP.
3.1.2.2. Các chương trình tín dụng đang triển khai a.Tín dụng đối với hộ nghèo
Cho vay hộ nghèo là một trong những chƣơng trình cho vay có dƣ nợ lớn của NHCSXH với mục đích cho vay ƣu đãi nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.
b.Tín dụng đối với hộ cận nghèo
Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo, NHCSXH đã giúp những hộ cận nghèo tiếp cận đƣợc đồng vốn vốn ƣu đãi của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
c.Tín dụng đối với HSSV
Với mục đích hỗ trợ một phần tài chính cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đi học nhằm nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chƣơng trình tín dụng HSSV thực sự trở thành chƣơng trình tín dụng lớn, đi vào cuộc sống khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với HSSV. Với Quyết định này đối tƣợng vay vốn đƣợc mở rộng hơn, mức cho vay đƣợc nâng lên, lãi suất cho vay của chƣơng trình đƣợc điều chỉnh theo hƣớng linh hoạt, phù hợp hơn với thực tế trong từng thời kỳ.
d.Chương trình cho vay giải quyết việc làm
Vấn đề lao động việc làm luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của đất nƣớc nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì con ngƣời.
Nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho ngƣời lao động có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, NHCSXH thực hiện cho vay đối với các đối tƣợng thuộc diện chính sách hoặc các dự án tạo việc làm mới cho các đối tƣợng này.
e. Chương trình cho vay vùng khó khăn
Chính sách cho vay ƣu đãi đối với vùng khó khăn đã đƣợc triển khai từ khá lâu tại các NHTM. Tuy nhiên do chƣa có một chính sách nhất quán và các biện pháp thống nhất trong công tác triển khai nên kết quả đạt đƣợc còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển.
NHCSXH ra đời phân định giữa vốn tín dụng chính sách và vốn tín dụng thƣơng mại thì việc hỗ trợ về lãi suất của các NHTM đối với các hộ sản xuất kinh doanh và các đơn vị kinh tế ở vùng khó khăn không còn nữa, làm cho nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh và đơn vị kinh tế rất khó khăn về tài chính. Vì vậy NHCSXH đƣợc giao trách nhiệm triển khai thực hiện tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
g.Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
NHCSXH cho các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn vay vốn để thực hiện chiến lƣợc quốc gia về cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
h.Các chương trình khác
Bên cạnh các chƣơng trình cho vay trên, NHCSXH còn thực hiện cho vay một số các chƣơng trình nhƣ: cho vay xuất khẩu lao động, cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chƣơng trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KFW…