Biểu tổng hợp thu nợ phân kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hồi nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 72 - 109)

Đơn vị: triệu đồng

Năm Thu nợ phân

kỳ Thu nợ kỳ cuối Thu nợ trƣớc hạn Tổng số thu nợ 2011 51,706 49,120 28,439 129,265 2012 91,935 83,383 38,485 213,803 2013 128,812 115,126 48,473 292,411 2014 110,672 114,986 61,804 287,462 6/2015 49,244 48,013 25,852 123,109

Qua biểu số liệu trên cho thấy tình hình thu nợ phân kỳ đối với chƣơng trình tín dụng HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội thực hiện tốt. Cụ thể năm 2015 thu nợ phân kỳ chếm tỷ lệ 40%, thu nợ kỳ cuối chiếm tỷ lệ 49% còn lại thu hồi nợ trƣớc hạn chiếm tỷ lệ 11%.

3.3.2. Đánh giá công tác thu hồi nợ

3.3.2.1. Kết quả đạt được a. Cơ chế chính sách

- Kết quả đạt đƣợc sau 8 năm thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ cho thấy, chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Đây là một chƣơng trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ƣơng đến địa phƣơng cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chƣơng trình cũng

xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Việc xã hội hóa chƣơng trình tín dụng đối với HSSV đã tạo đƣợc sự minh bạch trong thực hiện chính sách, giảm thiểu đƣợc rủi ro, phát huy đƣợc vai trò trách nhiệm của cả xã hội, của gia đình, dòng tộc và của HSSV ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay. Vì vậy, hộ vay vốn có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.

- Việc thay đổi phƣơng thức cho vay từ cơ chế cho vay trực tiếp đối với HSSV sang cơ chế cho vay hộ gia đình có con là HSSV đã phát huy hiệu quả. Trƣớc đây thu hồi nợ của HSSV gặp nhiều khó khăn, nhiều HSSV khi ra trƣờng không có mối liên hệ gì với Ngân hàng, Nhà trƣờng gây khó khăn trong việc theo dõi và thu hồi nợ; nhiều học sinh ra trƣờng đã có việc làm không tự giác trả nợ hoặc gia đình có con vay vốn nhƣng không muốn khai báo HSSV đang công tác ở đâu khiến Ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn để quay vòng cho HSSV các khóa sau vay vốn. NHCSXH đã thay đổi phƣơng thức cho vay, chuyển cho vay trực tiếp với HSSV sang cho vay hộ gia đình, hộ gia đình là ngƣời đại diện cho HSSV trực tiếp vay vốn và trả nợ Ngân hàng thực hiện phƣơng án cho vay thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ. Đây là căn cứ quan trọng để NHCSXH đề ra các giải pháp thu hồi nợ đối với chƣơng trình.

- Thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với ngƣời vay trả nợ trƣớc hạn, đã tạo ý thức tự nguyện, động lực kích thích trả nợ của ngƣời vay. Do vậy, khi hộ vay có tiền là nghĩ ngay đến việc trả nợ, nhiều hộ vay đã chủ động và tự nguyện trả nợ trƣớc hạn để đƣợc hƣởng chính sách giảm lãi suất tiền vay. Việc trả nợ trƣớc hạn cũng đã góp phần giảm gánh nặng cho hộ vay khi đến hạn trả nợ cuối cùng đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung cho vay quay vòng.

- Cách quản lý vốn và phân bổ vốn về cho các xã phƣờng ổn định, các xã phƣờng quản lý tốt nguồn vốn đƣợc phân giao, thu hồi đƣợc nợ lại tiếp tục đầu tƣ cho vay quay vòng tại nơi đó, do đó đã tạo đƣợc động lực cho ngƣời đôn đốc hộ vay trả nợ và áp lực cho ngƣời vay phải trả nợ đúng kỳ hạn nhƣ đã thỏa thuận dẫn đến việc thu hồi nợ đến hạn đạt kết quả cao.

- Việc cho vay thông qua ủy thác một số công việc đối với các tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ƣu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả ngƣời vay và ngân hàng. Đồng thời tranh thủ đƣợc sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phƣơng, sự tham gia của Tổ TK&VV, của các tổ chức chính trị - xã hội cùng triển khai thực hiện chƣơng trình từ bình xét, xác nhận đối tƣợng, hƣớng dẫn thủ tục để cho vay đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ tiền vay khi đến hạn.

b. Tổ chức thực hiện

- Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của chƣơng trình tín dụng chính sách mà NHCSXH VN và UBND TP giao, NHCSXH TP Hà Nội đã quán triệt và tích cực chỉ đạo toàn bộ các PGD bám sát sự chỉ đạo của UBND TP phối hợp tốt với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình từ khâu cho vay đến việc thu hồi vốn vay khi đến hạn

- Chƣơng trình đã đƣợc triển khai sâu rộng đến các địa phƣơng trên địa bàn toàn TP Hà Nội với sự vào cuộc và tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, trực tiếp là 4 tổ chức Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ TP, Hội Nông dân TP, Hội Cựu Chiến binh TP và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Phƣơng thức cho vay ủy thác từng phần giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể đã tập hợp đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện xã hội hoá công tác cho vay và đôn đốc ngƣời vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Chƣơng trình đã có hệ thống giải pháp triển khai thực hiện nhƣ: Sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của NHCSXH Việt Nam và UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã trong suốt quá trình thực hiện chƣơng trình; sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị- Xã hội; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền; sự nỗ lực cố gắng của NHCSXH.

- Qua 12 năm hoạt động, NHCSXH TP Hà Nội đã không ngừng mở rộng mạng lƣới, vƣơn tới những xã đặc biệt khó khăn nhằm phục vụ HSSV có hoàn cảnh khó khăn không chỉ ở các quận nội thành mà cả các vùng nông thôn, vùng khó khăn

tại các huyện. Nỗ lực đó thể hiện ở việc NHCSXH TP Hà Nội triển khai đƣợc 577 điểm giao dịch tại xã, thiết lập và củng cố 7.841 Tổ TK&VV tại khắp các thôn, tổ dân phố. Điều này đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong việc tiếp cận đối tƣợng vay vốn là HSSV, tổ TK&VV đƣợc thành lập thông qua hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhiều Tổ TK&VV đã hoạt động tốt, các thành viên chấp hành trả nợ, lãi đúng thời hạn, tƣơng trợ nhau khi khó khăn. Với việc giao dịch định kỳ tại điểm giao dịch tại xã, phƣờng để trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và giúp hộ vay nhận thấy đƣợc vai trò của tín dụng chính sách, khích lệ hộ vay có ý thức hơn trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn cho NHCSXH.

- Các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đã chỉ đạo thành lập tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), bình xét công khai hộ đủ điều kiện vay vốn, phối hợp tốt với NHCSXH, do đó chƣơng trình tín dụng HSSV đã nhanh chóng đƣợc tuyên truyền rộng khắp đến với mọi ngƣời dân, các Tổ TK&VV không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động. Việc thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các tổ TK&VV ở thôn, tổ dân phố có sự quản lý, giám sát sâu rộng của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội do vậy đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quản lý và thu hồi nợ đến hạn. Việc NHCSXH chuyển phƣơng thức cho vay trực tiếp HSSV sang cho vay thông qua hộ gia đình HSSV, tổ chức tốt cho vay, thu nợ, thu lãi tại các điểm giao dịch xã, phƣờng phục vụ nhanh chóng, thuận lợi tạo động lực cho ngƣời vay có ý thức tốt trong việc trả nợ, đã giúp hộ gia đình có ý thức dành dụm từ nguồn thu nhập tổng hợp của gia đình để trả nợ ngân hàng.

- NHCSXH quản lý nợ thông qua ủy nhiệm với tổ TK&VV, giúp cho giám sát nắm đƣợc quá trình thay đổi của hộ vay để đôn đốc thu nợ, thu lãi, đồng thời cũng giúp cho NHCSXH đề ra các biện pháp hợp lý, sát hợp với thực tế, tạo sự lành

mạnh, công bằng trong công tác thu nợ đó là: hộ có khả năng và hộ gặp khó khăn trả nợ có giải pháp phù hợp.

- Thủ tục cho vay nhanh gọn, thuận tiện đã tạo thiện cảm của nhân dân đối với NHCSXH và cũng tạo động lực, ý thức trách nhiệm trở lại của ngƣời vay đối với việc hoàn trả nợ vay.

- Hộ vay vốn tại NHCSXH không chỉ vay vốn chƣơng trình tín dụng HSSV mà kỳ vọng ở tƣơng lai có thể đƣợc vay vốn các chƣơng trình tín dụng khác nên cũng tạo ý thức hơn cho ngƣời vay trong việc trả nợ.

3.3.2.2. Tồn tại, hạn chế a. Cơ chế chính sách

- Cho vay chƣơng trình HSSV là cho vay tín chấp chứ không phải cho vay có tài sản đảm bảo nên việc xử lý thu hồi nợ quá hạn đối với các hộ gia đình vay vốn chƣơng trình này còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là đối với những trƣờng hợp có điều kiện trả nợ nhƣng cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay cho Ngân hàng.

- Chính phủ chƣa có cơ chế quy định về việc bảo đảm có việc làm đối với các sinh viên sau khi ra trƣờng, do vậy những sinh viên chƣa tìm đƣợc việc làm sẽ không có nguồn thu nhập để trả nợ; hoặc nhiều HSSV đã có việc làm nhƣng ở các cơ quan, địa phƣơng trải rộng trong cả nƣớc, mà ở Việt Nam chƣa có cơ quan nào theo dõi quản lý một cách tổng thể các thông tin của HSSV sau khi ra trƣờng, trong khi ý thức và trách nhiệm của những đối tƣợng này thấp đã khiến Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ.

b. Tổ chức thực hiện

* Đối với chính quyền địa phương

- Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chƣa tốt. Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn, công tác thông tin, tuyên truyền thiếu thƣờng xuyên. Ở một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền chƣa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ƣu đãi, đối tƣợng thụ hƣởng, chƣa quan tâm nhiều đến việc quản lý, sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, hiệu quả sử

dụng vốn ra sao và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn, nên hộ vay còn chƣa chấp hành tốt việc trả nợ, nhất là việc trả nợ theo phân kỳ.

- Chƣa quan tâm đến vấn đề thu hồi nợ, chƣa chỉ đạo các phòng, ban ngành tại địa phƣơng phối hợp với NHCSXH nơi cho vay trong công tác thu hồi nợ, coi việc thu hồi nợ là việc của Ngân hàng, xem nhẹ việc thu hồi nợ đến hạn để bảo toàn nguồn vốn và cho vay quay vòng.

- Trong công tác tổ chức kiểm tra liên ngành hầu hết các địa phƣơng chƣa xây dựng đƣợc chủ đề khảo sát, nội dung kiểm tra còn sơ sài, không có đề xuất, kiến nghị cụ thể.

* Đối với các tổ chức hội ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn

- Một số tổ TK&VV không nắm rõ đƣợc số nợ đến hạn phân kỳ của thành viên trong tổ, chƣa tích cực để đôn đốc thu hồi nợ nhƣ đã cam kết với ngân hàng.

- Một số Hội, đoàn thể, tổ TK&VV chƣa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, đôn đốc hộ vay trả nợ, chƣa có giải pháp cụ thể để động viên, xử lý các khoản nợ đến hạn, quá hạn.

- Chƣa thực hiện hết nhiệm vụ và quyền hạn đã nêu trong hợp đồng ủy nhiệm đối với tổ TK&VV, hợp đồng ủy thác đối với tổ chức hội nhận ủy thác về công tác thu hồi nợ đến hạn.

- Chƣa báo cáo kịp thời với chính quyền địa phƣơng về những hộ chây ỳ không trả nợ, những hộ chuyển đi khỏi địa phƣơng để kịp thời xử lý.

* Đối với hộ vay vốn

- Hộ có nhiều con đang học, ra trƣờng khác nhau, đến hạn trả nợ khác nhau. Có trƣờng hợp vừa nhận tiền vay HSSV này nhƣng cũng đến hạn trả nợ HSSV khác (kể cả nợ phải trả theo phân kỳ). Mức cho vay hiện nay tuy đã đƣợc điều chỉnh vẫn không đủ chi phí nên dẫn đến khả năng trả nợ của hộ vay gặp nhiều khó khăn cả phân kỳ cũng nhƣ kỳ cuối.

- Học sinh sinh viên ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm hoặc đã có việc làm nhƣng thu nhập thấp; có việc làm nhƣng không đúng với ngành nghề đƣợc đào tạo, công việc và thu nhập không ổn định, nhiều gia đình thuần nông kinh tế vẫn còn

khó khăn.

- Số lƣợng hộ gia đình vay vốn cho con em đi học nghề còn hạn chế.

- Một số hộ vay chƣa nghiêm túc thực hiện việc trả nợ đến hạn đặc biệt là nợ đến hạn theo phân kỳ, mặc dù hộ vay đó HSSV đã ra trƣờng có việc làm ổn định và có thu nhập.

* Đối với NHCSXH nơi cho vay

- Nhiều PGD vẫn chƣa kịp thời tiến hành thỏa thuận và định kỳ hạn trả nợ theo qui định đối với các trƣờng hợp nhƣ: khi đã giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng; ngƣời vay không còn có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã đƣợc phê duyệt; hộ gia đình thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính nhận tiền vay một lần,…do đó ngƣời vay không nắm bắt đƣợc các kỳ hạn trả nợ, ngân hàng không có kế hoạch để đôn đốc thu hồi vốn vay làm ảnh hƣởng đến kế hoạch thu hồi nợ. Công tác phân kỳ trả nợ và thu nợ phân kỳ của các chƣơng trình tín dụng chính sách nói chung và chƣơng trình cho vay học sinh sinh viên nói riêng cần phải đƣợc nghiên cứu, có giải pháp cụ thể, để từ đó xác định rõ trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn và đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng của chƣơng trình này.

- Phân kỳ trên máy, không phân kỳ trên sổ của hộ vay hoặc phân kỳ vào sổ ngân hàng và sổ của hộ vay (do tổ trƣởng thu sổ của hộ vay trong tổ gửi Ngân hàng),nên ngƣời vay đều không biết kỳ hạn, số tiền trả nợ cụ thể. Ngân hàng không cùng với ngƣời vay thỏa thuận kỳ hạn trả nợ nên hộ vay không biết cụ thể giảm nhƣ thế nào.

- Tuyên truyền, phổ biến cũng có nhƣng chƣa trực tiếp, ngƣời dân dễ quên, không nhớ. Nhất là trả nợ phân kỳ (trƣớc hạn) đƣợc giảm lãi nhiều hộ không biết cụ thể giảm nhƣ thế nào không nhớ.

- Có hiện tƣợng Ngân hàng nơi cho vay chƣa quan tâm, quyết liệt trong việc đôn đốc thu hồi nợ phân kỳ vì áp lực công việc cũng nhƣ việc dƣ nợ giảm.

- Về giải ngân qua thẻ đối với chƣơng trình tín dụng HSSV: NHCSXH và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hồi nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 72 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)