a) Cấu tạo gồm: + Bóng đèn + Tóc đèn + Thanh dẫn + Đui đèn
+ Bóng đèn được làm bằng thuỷ tinh chịu được nhiệt độ caọ - Bóng đèn dưới 60W thì trong bóng đèn là chân không.
- Bóng đèn dưới 60W trở lên khi hút hết khí ra thì bơm vào một ít khí trơ để
có thể tăng nhiệt độ của dây tóc và tăng thời hạn sử dụng.
+ Tóc đèn: Thường làm bằng vonfram để chịu được nhiệt độ caọ + Đui đèn (cổđèn): Có 2 kiểu: Xoắn ốc và kiểu có nghạnh.
b) Nguyên lý hoạt động: Làm việc theo nguyên lý chất rắn phát sóng ở nhiệt
độ caọ Dây tóc bòng đèn được đốt nóng tới nhiệt độ cao khoảng 25000C) thì phát ra ánh sáng.
c) Ưu - nhược điểm của đèn nung sáng. * Ưu điểm:
- Đèn sử dụng được cả với dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiềụ - Rẻ tiền, kích thước nhỉ gọn, bố trí đơn giản.
- Bật sáng ngay, sử dụng dễ dàng. * Nhược điểm:
[38]
- Màu sắc không thật, ít tia xanh tím nên khác xa ánh sáng ban ngày - Bị ảnh hưởng nhiều khi điện áp thay đổị
2. Đèn halogen.
Để khắc phục nhược điểm của đèn dây tóc: Tuổi thọ ngắn, hệ số phát quang thấp - chế tạo ra đèn halogen.
a) Cấu tạo: Dựa trên cơ sở của đèn nung sáng thông thường người ta cải tiến các bộ phần chính sau đây:
+ Bóng đèn gồm 2 lớp bên trong chứa hơi halogen (flo, clo, brom, iot…) và tim đèn
+ Đui đèn: Đèn Vonphram iốt có 2 đui b) Nguyên lý hoạt động:
Ở đèn halogen, các nguyên tử trong hơi halogen tác động vào các nguyên tử
Vonphram, làm cho các nguyên tử Vonphram được tái hoàn phân tán dọc theo tim trong vùng có mật độ bụi Vonphram cao và phân bổ đều suốt chiều dài tim
đèn. Do vậy đèn luôn được bổ sung để có kích thước như ban đầu -> nhờ vậy tuổi thọ của đèn được nâng lên.
c) Ưu - nhược điểm: + Ưu điểm:
- Khắc phục được nhược điểm của đèn dây tóc - Hiệu suất phát sáng caọ
- Tuổi thọ lớn hơn 2 lần so với đèn dây tóc
+ Nhược điểm: Hơi halogen được dùng hiện nay là hơi, hơi iốt, hơi flo vì lý thuyết thì có khả năng tái tạo tốt nhất nhưng trên thực tế ít sử dụng vì khả năng
ăn mòn quá lớn, giá thành caọ 3. Đèn huỳnh quang. a) Cấu tạo: - Bóng đèn - Các điện cực - Khí trong đèn - Chấn lưu, tắc te, các tụđiện
[39]
+ Bóng đèn: Làm bằng thuỷ tinh hình trụ dài 0,6 ÷ 1,2m (bóng có chiều dài phụ thuộc vào công suất đèn, bóng càng dài thì công suất càng lớn)
Đường kính bóng đèn: 16 ÷ 54mm, bóng hình trụ dài hoặc hình chữ Ụ Mặt trong của bóng quét một lớp bột huỳnh quang
+ Điện cực: Đèn huỳnh quang có 2 điện cực ở hai đầu, để đèn làm việc được thì hai điện cực này phải luôn ở trạng thái bịđốt nóng.
+ Khí trong đèn: Khí trong đèn được hút ra đến áp suất 0,01mmhg và sau đó bơm vào đèn một ít khí trở như Neon, Krytơn ...và vài giọt thuỷ ngân.
+ Ngoài ra để đèn hoạt động được còn có các bộ phận sau:
+ Chấn lưu: (Thực chất là 1 cuộn kháng gồm dây đồng bọc cách điện quấn trên một lõi thép ghép từnhiều lá thép kỹ thuật)
Chấn lưu có 2 nhiệm vụ:
- Nhận năng lượng từ nguồn để dự trữ trong nó dưới dạng năng lượng từ
trường, để tạo điện áp mồi đèn.
- Hạn chế dòng điện lớn qua các điện cực làm đốt nóng điện cực quá mức cho phép.
+ Tắc te: (Được chế tạo từ một lưỡng kim) có nhiệm vụ mồi đèn. + Các tụđiện.
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi dòng điện qua đèn, điện cực bắn ra những điện tử làm ion hoá hơi thuỷ
ngân, lúc ấy hơi thuỷ ngân phát ra những tia tử ngoại và tia tử ngoại tác dụng lên chất huỳnh quang, chất huỳnh quang phát ra ánh sáng.
- Màu sắc ánh sáng của đèn huỳnh quang do chất huỳnh quang quyết định. Có loại đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng giống như ánh sáng ban ngàỵ
c) Ưu - nhược điểm * Ưu điểm:
- Ánh sáng đèn gần như ánh sáng ban ngày, thích hợp với mặt người - Hình dáng đẹp không cần sử dụng chụp đèn ít chóị
[40]
- Nhiệt độ mặt ngoài của bóng đèn thấp (40 ÷ 500C) -> bóng đèn không gây cháy hay hư hỏng các mẫu hàng dễ bị hỏng vì nhiệt.
* Nhược điểm:
- Giá thành cao, cần nhiều phụ tùng - Bố trí sử dụng phức tạp
- Bật không sáng ngay, nếu bật tắt nhiều thì giảm tuổi thọ của đèn.
- Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ xung quanh (nếu nhiệt độ < 50C thì có thể đèn không phát sóng)
4. Các loại đèn khác.
- Đèn compact (đèn huỳnh quang cải tiến):
Dựa trên yêu cầu sử dụng nhằm đảm bảo khả năng bắt sáng nhanh, không có tiếng ồn khi khởi động đèn
Đèn compact có cấu tạo đơn giản nhỏ gọn hơn nhiều so với đèn huỳnh quang: Đèn được chế tạo với nhiều hình dạng: dạng xoắn, dạng ống, chữ U gắn lên đế chung như đuôi đèn nung sáng. Đèn kiểu tròn có đường kính 7 ÷ 12 mm, kiểu ống chiều dải bóng là 10 ÷ 20 cm, kiểu chữ Ụ Ở đèn compact đuôi
đèn được chế tạo theo kiểu đèn nung sáng, các cực đèn và các bộ phận khác
được đặt chung trong đuôi đèn. Quang thông của đèn vẫn đạt giá trị cao hơn so với đèn huỳnh quang
- Đèn cảm ứng điện từ, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ không điện cực, không có dây tóc, điều khiển bằng dòng điện cảm ứng từ tay ngườị
- Đèn phóng điện: Là loại đàn được chế tạo dựa trên hiện tượng phóng điện trong các chất khí khác nhau với áp suất khác nhaụ Có 2 loại:
+ Đèn phóng điện loé sáng + Đèn phóng điện hồ quang 5. Chụp đèn.
* Công dụng:
+ Tập chung ánh sáng hướng tới nơi cần chiếu sáng + Bảo vệ bóng đèn
[41] + Làm vật trang trí trong nhà
- Phân loại theo vật liệu chế tạo + Chụp đèn làm bằng vật liệu
+ Chụp đèn vạn năng cho ánh sáng chiếu trực tiếp đến nơi chiếu sáng + Chụp đèn chiếu sâu: Dùng cho các nhà cao như hội trường, nhà thi đấụ + Chụp đèn phòng bụi, phòng nước, phòng nổ
+ Chụp đèn tán xạ: Làm bằng thuỷ tinh mờ, để giảm ánh sáng
+ Chụp đèn phản xạ khuyếch tán: Chụp đèn bằng men tạo sự phản xạ ánh sáng.
- Phân loại theo đặc tính phối quang * Chọn kiểu chụp đèn
+ Chon kiểu dáng chụp đèn: kiểu dang chụp đèn cần lựa chọn phù hợp với bóng đèn về kích thước, mầu sắc. Phù hợp với vị trí của căn phòng, kích thước của không gian chung nơi lắp đèn như chiều cao, chiều rộng căn phòng, kích thước của các vật dụng lớn trong phòng…
+ Đạt yêu cầu về phạm vi toả sáng.