1. Lựa chọn vị trí , bố trí buồng đổ rác, đường ống đổ rác.
- Phải thuận tiện cho người đổ rác nhưng đồng thời phải kín đáo vệ
[59]
- Khoảng cách từ cửa vào căn hộ đến chỗ đổ rác gần nhất không lớn hơn 25m.
- Nên bố trí gần các vị trí trung tâm của nhà, các nút giao thông công cộng như: sảnh tầng, cầu thang … hay các khu bố trí hộp kỹ thuật để đảm bảo cự ly khoảng cách không quá lớn nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu vệ
sinh môi trường.
- Đảm bảo yếu tố hài hòa giữa việc chọn vị trí bố trí đường ống đổ rác tại các tầng với vị trí đặt phòng thu rác bên dướị
- Phải có không gian đệm ngăn cách giữa cửa đỏ rác , đường ống đổ rác với các không gian khác để tránh mùi xông vàọ Có thể tận dụng buồng thanh thoát hiểm để làm không gian đệm nàỵ
- Nơi đổ rác và chứa rác phải đủ ánh sáng, thông gió, thoát mùị
- Phòng chứa rác và lấy rác nên đặt ở tầng 1 và sát biên ngoài phía sau nhà để xe lấy rác ra vào thuận tiện , sạch sẽ.
- Để tiết kiệm không gian có thể kết hợp bố trí đường ống đổ rác tại chiếu tới hoặc chiếu nghỉ của cầu thang thoát hiểm hay bám vào tuyến giao thông ( hành lang, sảnh tầng…).
2. Yêu cầu đường ống đổ rác.
- Đường ống rác nên bố trí dựa vào tường bao ngoài nhà, thẳng đứng. - Khi hoạt động phải giảm thiểu khả năng gây tiếng ồn.
- Phải đảm bảo việc thông thoát mùi lên phía trên.
* Kích thước đường ống đổ rác : Đường kính ống, chiều dài ống được sẵn theo tiêu chuẩn trong nhà máy (ống có thể cưa cắt tại hiện trường).Các ống
được gắn với nhau bằng keo gắn tương ứng với vật liệu ống. Thường bằng silicon, mastic hay polyethan là phù hợp.
* Thi công lắp đặt ống theo trình tự sau:
- Khi thi công tại vị trí đặt ống đổ rác tại mỗi sàn chừa ra một lỗ vuông có kích thước 800×800 để bắt ống trục chính, ống này được đỡ bằng các đai
đỡống.
- Đai đỡ ống được chế tạo từ thép mạ kẽm với bu lông. Mỗi tầng chỉ
[60]
- Chú ý bố trí sẵn đường ống kẽm cấp nước (có van khóa) chịu áp lực dẫn vào trong đường ống đổ rác chính để có thể phun rửa ống khi cần thiết.
- Để thông hơi trên mái dung ống có đường kính trong 230mm được lắp với đầu trục thu vươn cao trên mái (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Đầu ngoài
ống buộc phải có gắn quạt thông gió với nắp chụp che mưạ - Quạt hút có công suất 40W.
IIỊ Giới thiệu các tiêu chuẩn quy định hiện hành về hệ thống phòng cháy
chữa cháy trong công trình.
TCVN 2622-1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế
TCVN 5040: 1990. Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - ký hiệu hình vẽ dùng trên sơđồ phòng cháy- Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5738: 2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu c ầu kỹ thuật
TCVN 6160: 1996. Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 7336:2003. Phòng cháy chữa cháy- Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
IV. Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống phòng cháy chữa cháy và thu gom chất thải rắn trong công trình.
[61]