1. Các hình thức chiếu sáng.
Dựa theo nhiệm vụ chiếu sáng mà phân loại các hình thức chiếu sáng như sau: a) Chiếu sáng làm việc: Chiếu sáng làm việc là chiếu sáng cần thiềt, thường xuyên để đảm bảo cho các địa điểm làm việc có đủ độ rọi để làm việc.
b) Chiếu sáng sự cố làm việc: Dùng để đảm bảo có thể tiếp tục làm việc trong 1 thời gian nhất định khi ánh sáng làm việc bị hỏng.
Những nơi cần bố trí chiếu sáng sự cố làm việc như: Phòng bưu điện, phòng mổ của bệnh viện….
c) Chiếu sáng sự cố sơ tán: Loại chiếu sáng này dùng để đảm bảo cho người sử
dụng có thể thoát ra khỏi nhà khi ánh sáng làm việc bị mất.
Những nơi cần bố trí chiếu sáng sự cố sơ tán rạp hát, nhà công cộng…. * Chú ý:
- Trong chiếu sáng sự cố làm việc độ rọi E không được thấp hơn 10% so với độ
[42]
- Trong chiếu sáng sự cố sơ tán thì độ rọi trên mặt sàn (theo bậc thang và
đường chính thoát ra ngoài không < 0,3Lux.
- Nguồn điện cung cấp cho chiếu sáng sự cố phải độc lập với nguồn cung cấp cho chiếu sáng làm việc.
Các nguồn này có thể là ắc quy, máy phát điện chạy bằng máy nổ, máy biến áp cung cấp bởi một đường dây điện riêng, không phụ thuộc vào đường dây cung cấp cho chiếu sáng làm việc.
2. Các hệ thống chiếu sáng.
Theo cách bố trí đèn mà phân loại các hệ thống chiếu sáng sau:
a) Chiếu sáng chung (Các đèn treo ở trần) dùng để chiếu sáng một phòng hay một phần của phòng với độ rọi đềụ
b) Chiếu sáng chung (cố định hay di động) hệ thống chiếu sáng này dùng để
chiếu sáng đặc biệt thêm cho một số nơi cần thiết Như là đèn ở bàn máy, bàn làm việc, bàn mổ…
Trong nhiều trường hợp có thể đặt ổ cắm điện cho chiếu sáng cục bộ. c) Chiếu sáng kết hợp: Sử dụng chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ
Khi dùng chiếu sáng kết hợp độ rọi của chiếu sáng chung trên diện tích làm việc không nên nhỏ hơn 10% tiêu chuẩn đã quy định (tức là độ rọi phải đảm bảo bề mặt làm việc từ 90% tiêu chuẩn đã quy định trở lên)
3. Các kiểu chiếu sáng.
Theo dự phân bổ ánh sáng của đèn( đặc tính phối quang)trong không gian, chia thành 5 kiểu chiếu sáng như sau:
a) Kiểu chiếu sáng trực tiếp: Khi có trên 90% quang thông do đèn bức xạ
hướng xuống phía dưới kiểu này chia ra 2 loạị
+ Trực tiếp hẹp: khi quang thông tập trung chính vào mặt phẳng làm việc - khi
đó các tường bên đều bị tốị
+ Trực tiếp rộng: Khi quang thông phân bố rộng hơn trong nửa không gian phía dưới -> khi đó các tường bên cũng sẽ được chiếu sáng.
=> Kiểu chiếu sáng trực tiếp thường sử dụng chiếu sáng ngoài nhà (trực tiếp hẹp chiếu sáng các nhà xưởng (cả trực tiếp hẹp và trực tiếp rộng)
[43]
-> Đặc biệt kiểu chiếu sáng này sử dụng cho nhà có độ cao lớn sẽ đạt hiệu quả
kinh tế caọ
b) Kiểu chiếu sáng nửa trực tiếp: Có từ 60 ÷ 90% quang thông bức xạ hướng xuống phía dướị Khi đó các tường bên và trần cũng được chiếu sáng -> mt sáng trong trường hợp này sẽ tiện nghi hơn kiểu chiếu sáng này áp dụng cho các nhà văn phòng, nhà ở (phòng khách, phòng sinh hoạt chung), phòng trà, phòng ăn.
c) Kiểu chiếu sáng hỗn hợp: Có 40 ÷ 60 quang thông bức xạ hướng xuống phía dướị Khi đó các tường và trần được chiếu sáng nhiều hơn.
d) Chiếu sáng nửa gián tiếp: có 10 ÷ 40% quang thông bức xạ xuống phía dưới e) Chiếu sáng gián tiếp: Có trên 90% quang thông bức xạ lên phía trên
2 kiểu chiếu sáng này được sử dụng cho phòng khán giả, hội trường, nhà hàng, nhà ăn..
4. Cách bố trí đèn chiếu sáng trong công trình.
Khi bố trí đèn vị trí các đèn phải thoả mãn các điều kiện sau: + Hạn chế tác dụng làm chói mắt
+ Phân bổ ánh sáng đều
+ Tiết kiệm số lượng đèn, đạt yêu cầu về thẩm mỹ. a) Bố trí đèn theo mặt đứng:
Đèn treo thấm thì độ rọi lớn nhưng không đềụ Đèn trao cao thì độ nhỏ nhưng lại đều và đỡ chói mắt.
+ Đèn chiếu trực tiếp nên treo cao gần trần hc ≈ 0,5m
+ Đèn tán xạ hay phản xạ nên treo thấp hơn với khoảng như sau: 2/3h1≤ 1 ≤ 3/4h1.
Trong đó:
hc: độ cao từ trung tâm bóng đèn đến trần nhà h: Độ cao từ bóng đèn đến mặt phẳng làm việc h1: Độ cao từ trần nhà đến mặt phẳng làm việc b) Bố trí đèn theo mặt bằng:
[44]
+ Cùng một độ cao tính toán nếu khoảng cách giữa hai đèn (L) nhỏ thì độ rọi
đều, khoảng cách lớn thì độ rọi kém
+ Khoảng cách giữa các đèn và độ cao từ đèn tới mặt phẳng làm việc có quan hệ mật thiết với nhaụ Khi tính toán thường lấy L ≤ 2h.
+ Khoảng cách từ đèn đến tường bố trí như sau: - Nếu sát tường không có chỗ làm việc W = L/2 - Nếu sát tường có chỗ làm việc thì W = L/3 ÷ L/4 Trong đó: L: khoảng cách giữa hai đèn (m)
W: khoảng cách từđèn đến tường (m)
* Bố trí đèn huỳnh quang: Về hình dáng, mầu sắc có khác đèn dây tóc. Bố trí gần giống đèn dây tóc
Cần chú ý thêm các điểm sau:
+ Đèn huỳnh quang phải bố trí hợp với kiến trúc nhà ở
+ Đèn huỳnh quang có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật ở trên trần. Các đèn nối tiếp nhau hay cách nhau một khoảng nhất định.
+ Tuỳ theo trần nhà thấp hay cao, đèn huỳnh quang có thể đặt sát trần hay treo hạ thấp xuống.
+ Đèn huỳnh quang cũng có thể bố trí ngang hay dọc trên tường.
IỊ Hệ thống thông tin liên lạc. IỊ1 Hệ thống anten.
Hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá chương trình thường bao gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ phận phát + Bộ phận thu
1. Bộ phận phát sóng.
Thường là hệ thống phát thanh, truyền thanh và truyền hình của một quốc gia, một tỉnh hay một hãng tư nhân có hệ thống phát sóng trên một số dải băng tần sống điện từ.
Với mục đích là nhờ sóng điện từ mang các thông tin là âm thanh hay hình ảnh biến thành các bức xạ điện từ.
[45]
+ Bộ phận phát: Có máy phát sóng và anten phát. Nhờ máy phát sóng và anten phát để bức xạ sóng điện từ đi xa lan toả ra trong không gian nhằm phổ biến thông tin cho các nơi trong nước và trên thế giớị
- Thực tế hiện nay các công trình kiến trúc ngày càng được xây dựng cao hơn, thậm chí cao 500÷600m. Khi đó chiều cao của các anten phát sóng khó có thể
kéo cao lên cho kịp nhiều nước trên thế giới đã có các vệ tinh viễn thông bay theo quĩ đạo vòng quanh trái đất. Các vệ tinh này có khả năng nhận tín hiệu từ
các đài phát đặt trên mặt đất phóng lên và trở lại mặt đất tới các vùng kgác nhau trên trái đất theo yêu cầu của người sử dụng. Nhờ các thiết bị viễn thông, tầm phủ sóng của các đài phát đã mở ra rất rộng lớn có thể nói là phủ khắp thế
giớị
+ Tại mỗi nơi nhờ cột an ten cao, có đài phát trực tiếp, có đài phát lên vệ tinh thông qua trạm mặt đất và thu nhận tin tức của đài khác phát từ vệ tinh. Các tin tức này được biên tập, dịch thuật để tạo thành chương trình của đài và lại phát lên anten phát để phát xạ ra các bức xạ điện từ hoặc phát lên vệ tinh nhờ
chuyển đi khắp trong nước và trên thế giớị 2. Bộ phận thu sóng.
Bao gồm các anten thu và các máy thu như radio, tivi…bố trí ở các công trình. + Trong các công trình dân dụng hay công nghiệp ngày nay đều có hệ thống anten thu sóng.
+ Hệ thống anten cần cho cả nơi phát và nơi thu tín hiệu anten không chỉ phục vụ cho Radio, tivi mà còn phục vụ cho nhiều công việc khác nữa trong cuộc sống và sản xuất.
+ Trong các công trình kiến trúc cần bố trí anten tivi dùng để thu sóng điện từ
từđài phát thanh hoặc truyền hình để dẫn vào các máy thụ
+ Các nhà cao tầng cần xây dựng hệ thống anten chung cho cả công trình để đảm bảo mỹ quan và chất lượng sóng thụ
+ Máy thu sóng lan truyền là các (tivi, video, máy thu thanh…) các thiết bị này làm nhiệm vụ thu tín hiệu điện từ từ không trung qua anten và biến đổi trở lại tín hiệu hình ảnh hiển thị trên màn hình hoặc âm thanh phát ra ở kiạ Các tín hiệu hình ảnh âm thanh được chọn lọc theo yêu cầu của người sử dụng.
[46]
Các công trình sử dụng mới cần phải tính toán, bố trí anten chung cho toàn khi nhà và đặt ở nơi cao nhất của công trình (lưu ý phải có thiết bị thu sét cho anten)
+ Anten thu được lựa chọn căn cứ vào loại sóng muốn bắt tín hiệu thu được
đưa vào bị điều khiển trung tâm, từ bộ điều khiển trung tâm, tín hiệu được gia công, điều chế để đủ khả năng truyền đến các hộp rẽ và phân chia đến từng thiết bị thu sóng để đảm bảo tín hiệu tới mỗi máy thu không bị suy giảm cho âm thanh và hình ảnh trung thực.
+ Khi muốn thiết kế hệ thống anten tivi cần làm như sau:
- Xác định số máy cần lắp đặt ở mỗi phòng, mỗi tầng để xác định dung lượng yêu cầu và tính toán trở kháng đầu vào để chọn bộ tách sóng.
- Chọn vị trí bố trí đầu cắm dây anten, dây anten nối với các đầu này hoặc có thể đặt âm trong tường.
Các dây anten thường bọc kim loại hoặc được luồn trong ống nhôm mạ để
chống nhiễu không được phép đặt dây anten chung với ống dây điện, đường
ống dẫn ga, ống dẫn khí đốt, khí nóng…
- Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc để bố trí các bộ phận rẽ nhánh, các bộ phận này cần được tính toán cụ thể để biết số lượng thiết bị nối vào mỗi vị trí và tính toán để tín hiệu truyền đến thiết bị không bị suy giảm
- Chọn bộ điều khiển trung tâm có công suất phù hợp với số máy thu và các chương trình định thu, bộđiều khiển trung tâm thường đặt ở phòng điều khiểm trung tâm.
- Phải đặt chống sét cho anten (chống sét thường đặt ở mặt sau của anten). - Các hệ thống anten của các công trình cao tầng thường được quản lý qua mạng.