.Hệ thống cáp truyền số liệ ụ

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết bị công trình (Trang 50)

Việc sử dụng cáo truyền số liệu là phương pháp tín hiệu chất lượng caọ Tuy nhiên trước đây dử dụng cáp truyền số liệu cần nhiều thiết bị và việc xử lý mạch có phức tạp và tốn kém, mỗi đoạn cáp 6 ÷ 12m tuỳ phương pháp mà người ta phải tiến hành chỉnh lý đểđiều chế nhằm đảm tải tín hiệu chuẩn.

+ Ngày nay mạng cáp truyền số liệu được ứng dụng rộng rãi để truyền dữ liệụ

Đã thiết lập mạng nối mạng toàn cầụ Việt Nam đã tham gia nối mạng Internet từ năm 1997 đến nay và hiện nay số người và đơn vị tham gia sử dụng mạng ngày càng tăng lên nhiềụ Nhờ kỹ thuật số, chiều dài cáp tăng lên, công suất thiết bị cũng tăng lên có thể truyền quan những khoảng cách rất xa, thậm chí cáp quang dưới biển nối các lục địa với nhaụ

+ Có thể dùng mạng để tra cứu số liệu, để trao đổi thông tin,để nghiên cứu kỹ

thuật, kinh doanh buôn bán, tìm bạn….

Các mạng vi tính cá nhân có thể đăng ký để nối mạng để có mã số xử lý riêng cho mình và dễ dàng sử dụng các thông tin thu được qua mạng Internet và gửi các tin tức của mình cho người khác qua mạng, tham gia các chương trình trong mạng.

- Mạng truyền số liệu sử dụng nhiều thiết bị tin học như máy chủ, đường truyền dẫn, máy con…

- Có thể thiết lập các mạng con cho một đơn vị, hoặc phối hợp mạng cho các nghành (ví dụ bưu điện, ngân hàng, thư viện…)

+ Khi chọn các thiết bị phụ kiện của mạng truyền số liệu, phải căn cứ vào công suất, dung lượng của các máy con.Các máy chủ chính thường đặt trong phòng

điều khiển trung tâm của công trình.

[50]

+ Muốn bố trí đường dây cáp truyền số liệu cho công trình, cần xác định số máy con, đánh dấu các vị trí máy con, từ đó xác định hợp lý của cáp truyền số liệu -> căn cứ vào đó sẽ tính toán, lựa chọn dung lượng bộ nhớ và tốc độ cho máy chủ

chính.

+ Thông thường các tổng đài điện thoại bộ điều khiển trung tâm đều làm việc thông qua máy chủ chính, có thể điều hành hoạt động tin học của công trình.Các thiết bị này đều được bố trí trong phòng điều khiển trung tâm và quản lý các chương trình trong máỵ

+ Hiện nay tại các công trình hiện đại, việc quản lý, điều hành: quản lý điều hành nhân sự, thời gian quản lý, hoạt động của các trang thiết bị trong công trình

đến các công việc khai thác kinh doanh đều được tiến hành theo chương trình quản lý qua máy tính -> vì vậy việc sử dụng mạng truyền số liệu là rất cần thiết và bắt buộc nhất đối với các công trình mới xây dựng.

IIỊ Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình.

TCXD 16-1986. Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

TCVN7896 – 2008. Đèn huỳnh quang, compăc- hiệu suất năng lượng.

IV.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình.

[51]

CHƯƠNG III: H THNG PHÒNG CHÁY CHA CHÁY VÀ

QUN LÝ CHT THI RN

Ị Hệ thống phòng cháy- chữa cháỵ Ị1. Phòng cháy bên trong công trình.

1. Công tác phòng cháỵ

+ Công tác phòng cháy bên trong công trình bao gồm: Tư liệu thiết kế công trình, lựa chọn vật liệu xây dựng công trình, lựa chọn các giải pháp kết cấu công trình, tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy khi xây dựng công trình. Sử dụng các bộ phận ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy như tường, vách, sân và kết hợp sử dụng các thiết bị báo cháỵ

+ Theo TCVN 5738 – 1993 muốn lắp đặt hệ thống báo cháy cần được sự thoả

thuận của các cơ quan phòng cháy, chữa cháy và thoả mãn các quy định của các tiêu chuẩn qui phạm về phòng cháy chữa cháy đã đề rạ

2. Các yêu cầu về hệ thống báo cháỵ - Phải phát hiện cháy nhanh chóng

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng, nhanh chóng để mọi người xung quanh khu vực có cháy biết và tham gia chữa cháy kịp thờị

- Có khả năng chống nhiễu tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt xung quanh.

- Không bị tê liệt hoặc cháy trước khi báo động, hệ thống chữa trong phải đảm bảo độ tin cậy caọ

3. Thiết bị báo cháỵ

Theo cách sử dụng, thiết bị báo cháy được phân làm 2 loại: + Thiết bị báo cháy thô sơ

+ Thiết bị báo cháy tự động a) Thiết bị báo cháy thô sơ:

Thiết bị báo cháy thô sơ do con người thực hiện, con người phát hiện đám cháy nhờ các giác quan của con người: thấy khói mũi ngửi mùi khét, tai nghe thấy

[52]

tiếng nổ của vật liệu cháy, da có cảm giác nóng. Khi đó con người sẽ trực tiếp phát lệnh báo cháy bằng các hiệu lệnh như: kêu to, tự mình gọi người, gõ kẻng, gọi loa…cho mọi người xung quanh nghe và những người này trực tiếp truyền thông tin đị

- Do vậy thực hiện báo cháy thô sơ phải do con người phát hiện cháy và thực hiện hiệu lệnh báo cháỵ

b) Thiết bị báo cháy tựđộng:

+ Báo cháy phát động là dùng các thiết bị báo cháy hoạt động như một bộ cảm biến dưới sự kích thích của các tín hiệu xuất hiện khi có đám cháy như: nhiệt độ

tăng cao, có ánh sáng chói, có khói hay nồng độ các chất khí độc hại tăng lên. + Các thiết bị báo cháy tự động cần được bố trí tại các nơi theo dự tính có thể

xảy ra đám cháy - thường gọi là các đầu báo cháỵ + Có các loại đầu báo cháy sau:

Đầu báo cháy dạng nhiệt

Đầu báo cháy dạng nồng độ Đầu báo cháy dạng khói

Đầu báo cháy dạng ánh sáng

+ Nguyên lý hoạt động của các loại đầu báo cháỵ

- Đầu báo cháy dạng nhiệt: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và tốc

độ biến đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.

- Đầu báo cháy dạng nồng độ: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ các chất khí được dự định theo dõi và tốc độ biến đổi nồng độ của các chất khínày ở

môi trường xung quanh vị trí đặt đầu báo cháỵ

- Đầu báo cháy dạng khói: Hoạt động nhạy cảm với tác động của khóị

- Đầu báo chát dạng ánh sáng: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi của ánh sáng trên mức bình thường ở môi trường xung quanh.

Hiện nay người ta chế tạo được mạch bán dẫn kỹ thuật số với nguồn năng lượng là pin nên việc bố trí các thiết bị báo cháy linh hoạt, dễ dàng hơn.

4. Thiết kế hệ thống báo cháy tựđộng.

[53]

- Lựa chọn đúng phương tiện báo cháy, chủng loại, đầu báo cháy lựa chọn căn cứ vào dự đoán khi cháy sẽ xuất hiện những tín hiệu đặc trưng nào, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật môi trường sử dụng và đối tượng sử dụng.

- Tính toán đủ số lượng các đầu báo cháy tư động: phụ thuộc vi phạm: bảo vệ

của mỗi loại đầu báo cháỵ

- Bố trí đúng vị trí các đầu báo cháy: đúng phạm vi môi trường dự tính khi xuất hiện đám cháy sẽ cho các chỉ thịđểđầu báo cháy hoạt động.

Ngoài ra cần bố trí các đường dẫn tín hiệu báo cháy về trung tâm điều khiển: - Vị trí đặt các đầu báo cháy thường đặt áp trần, áp tường, ở độ cao <7m để các thiết bị này phát huy tác dụng.

Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy xem trong bảng 1 Bảng 1: Đặc tính kỹ thuật của các đầu báo cháy

Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo cháy ánh sáng Thời gian tác động < 120s < 30s < 5s Ngưỡng tác động 400C ÷ 1700C Mật độ khói của môi trường: 15% đến 20% Ngọn lửa trần cao 15mm cách đầu báo cháy 3 mét. Độ ẩm không khí ban đầu tại nơi đầu báo cháy < 98% < 98% < 98% Nhiệt độ làm việc - 100C ÷ 1700C - 100C ÷ 500C - 100C ÷ 500C Diện tích bảo vệ 15m2÷ 30m2 50m2÷ 100m2 50m2 ÷ 100m2 Hình chóp có góc 1200 chiều cao 3 ÷ 7m Số lượng đầu báo cháy, các chủng loại báo cháy cần lắp cho mỗi nơi phụ thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích cần bảo vệ.

[54]

Bảng 2: Khoảng cách giữa các đầu báo cháy dạng khói

Độ cao lắp đầu báo cháy (m) Diện tích bảo vệ của mỗi đầu báo cháy (m2) Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu báo cháy Từ đầu báo cháy đến tường nhà Dưới 3,5 Dưới 8,5 9,0 4,5 Từ 3,5 – 6 70 8,5 4,0 Từ 6 – 10 65 8,0 4,0 Từ 10 - 12 55 7,5 3,5

Trong những căn phòng hẹp có chiều rộng < 3m, khoảng cách giữa các đầu báo cháy là 15m.

Bảng 3: Khoảng cách giữa các đầu báo cháy dạng nhiệt

Độ cao lắp đầu báo cháy (m) Diện tích bảo vệ của mỗi đầu báo cháy (m2) Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu báo cháy Từ đầu báo cháy đến tường nhà Dưới 3,5 Dưới 25 5,0 2,5 Từ 3,5 – 6 Dưới 25 4,5 2,0 Từ 6 – 10 Dưới 15 4,0 2,0 Ị2. Hệ thống chữa cháỵ

Công tác chữa cháy là sử dụng các chất để đập tắt đám cháy đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

1. Các chất chữa cháỵ

Các chất chữa cháy phổ biến gồm:

+ Nước, hơi nước, bọt, bụi nước, bột chữa cháỵ + Khí chữa cháy, các chất halogen.

a) Nước: Là chất có khả năng thu nhiệt lớn ở đám cháy, nước làm lạnh bề mặt

đám cháy, thấm vào các VL cháy làm hạ nhiệt bắt chát cháy của VL, làm cho trở

[55]

b) Hơi nước: Dùng để chữa chát trong công nghiệp khi lượng hơi được trên 35% thể tích khu vực bị cháỵ Dùng cho nơi chứa các loại vật liệu hàng hoá không bị

hư hỏng bởi hơi nước.

c) Bụi nước: Là nước phun thành giọt có d < 100µm với tốc độ vận chuyển đạt 25m/s. Có thể dùng để chữa cháy các đám cháy trên 10000C.

d) Bọt chữa cháy: gồm các bọt hoá học và bọt hoà không khí. Tác dụng của bọt là làm ngăn cách vùng cháy với hỗn hợp cháy, làm lạnh nhanh để chữa cháy các hầm tàu, tuynen, nơi chứa xăng dầu

e) Bột chữa cháy: dùng bột để tạo bọt ngăn cách vùng cháy, làm lạnh vùng cháy, thường dùng chữa cháy hầm tầu, tuynen, kho chứa xăng dầụ

g) Khí chữa cháy: Gồm các khí không cháy: CO2, N2…. khói và những khí khác. Khí chữa cháy có tác dụng pha loãng nồng độ cháy và làm lạnh các chất cháy (CO2 có nhiệt độ - 780C). Có thể dùng khí chữa cháy để chữa cháy các thiết bị điện và các loại vật liệu khác, nhưng không dùng chữa cháy phân đạm, kiềm thổ, thuốc súng…

h) Khí Halogen: Dùng chữa cháy các đám cháy rất hiệu quả nhưng là khí độc nên khi sử dụng phải mang mặt nạ phòng độc và phải sơ tán hết người trong khu vực đám cháỵ

2. Nguyên lý chữa cháỵ

- Làm lạnh nhanh chóng vùng cháy bằng nước (nếu cho phép) hoặc hoá chất đến dưới nhiệt độ bắt cháỵ

- Làm loãng chất cháy bằng cách phun các chất không cháy như nước, bụi nước hoặc các chất khí vào đám cháỵ

- Cách ly vùng bị cháy bằng cách tạo khoảng không gian trồng không có vật truyền xung quanh đám cháỵ

3. Thiết bị chữa cháỵ + Thô sơ

+ Tựđộng

a) Thiết bị chữa cháy thô sơ: Bình chữa cháy, xe chữa cháy: - Bình bọt hoá học

[56] - Bình bọt hoà không khí

- Bình chữa cháy bằng khí CO2 b) Thiết bị chữa cháy tự động:

Chữa cháy tự động là phương pháp tự động đưa các chất chữa cháy như hơi nước, nước, bọt…vào đám cháy để dập tắt ngọn lửa

+ Đối với các công trình cao tầng, việc báo cháy và chữa cháy thường dùng hệ

thống tựđộng.

+ Đối với các công trình nói chung đều phải bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy

đủ áp lực và các họng cứu hoả (chữa cháy) theo mặt cắt các phân khu phòng cháỵ

4. Hệ thống chữa cháy tự động.

+ Hệ thống chữa cháy bằng nước, dùng nước để chữa cháỵ

Hệ thống cấp nước chữa cháy bao gồm cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà. Có thể thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy chung hoặc riêng với hệ thống cấp nước trong nhà, tuỳ thuộc vào yêu cầụ

+ Hệ thống chữa cháy bằng bọt: Là hệ thống dùng bọt để chữa cháỵ + Hệ thống chữa cháy bằng bột: Là dùng bột hoá học

+ Hệ thống chữa cháy bằng khí: dùng khí để dập tắt ngọn lửa

+ Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Là hệ thống chữa cháy với đầu phun khí luôn ở

chế độ thường trực, đầu phun khí được mở ra ở nhiệt độ môi trường đạt tới giá trị quy định và chỉ có tác dụng chữa trên một diện tích nhất định.

+ Hệ thống chữa cháy drencher: Là hệ thống chữa cháy với đầu phun khi có cháy khí trước đầu phun được phun ra chất để chữa cháỵ Hệ thống này không hạn chế chiều cao nhưng cần phân chia khu vực đểđảm bảo hiệu quả chữa cháỵ

IỊ Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) trong công trình. IỊ1. Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh.

a) Định nghĩa CTR: CTR là toàn bộ các loại vật chất được bao gồm các loại hoạt

động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt

[57]

Theo quan điểm mới, chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏđi mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏđó.

b) Nguồn tạo thành CTR đô thị:

Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR bao gồm: + Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) + Từ các trung tâm thương mại

+ Từ các công sở, trường học, các công trình công cộng + Từcác dịch vụđô thị, sân bay

+ Từ các hoạt động công nghiệp + Từ các hoạt động xây dựng đô thị

+ Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước. c) Đặc điểm của CTR:

Thành phần của CTR rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (theo thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển)

Các đặc trưng điển hình của CTR như sau:

+ Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (từ 50,27% ÷ 62,22%) + Chứa nhiều đất đai, sỏi đá vụn, gạch vỡ.

+ Độẩm cao, nhiệt trị thấp. d) Phân loại chất thải rắn.

CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách..

+ Theo vị trí hình thành: trong nhà, ngoài nhà, đường phố, chợ…

+ Theo thành phần hoá học và vật lý: Theo thành phần vật chất vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, ghẻ vụ, cao su, chất dẻo…

+ Theo bản chất người tạo thành - CTR sinh hoạt

- CTR công nghiệp - CTR nông nghiệp

[58] Theo mức độ nguy hạị - CTR nguy hại - CTR y tế nguy hại - CTR không nguy hại e) Lượng CTR phát sinh.

+ Lượng CTR tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người/ngđêm)

+ Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại CTR mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức độ sống văn minh của dân cư mỗi khu vực

Bảng: Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn đô thị

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết bị công trình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)