Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội 135 km, cách Hải Phòng gần 30 km, và cách thành phố Hạ Long 45 km. Có toạ độ địa lý từ 20o58’ đến 21o9’ vĩ độ bắc và từ 106o41’ đến 106o52’ kinh độ đông.
Địa giới hành chính Uông Bí: + Phía Đông giáp huyện Uông Bí + Phía Tây giáp thị xã Đông Triều
+ Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên (thành phố Hải Phòng) + Phía Bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang).
Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thành phố Uông Bí chủ yếu là đồi núi chiếm 2/3 diện tích, đồi núi dốc nghiêng từ phía bắc xuống phía nam.
Địa hình ở đây có thể được thành 3 vùng, bao gồm: + Vùng cao chiếm 45,6%
+ Vùng thung lũng, chiếm 20,0%
+ Cuối cùng là Vùng Thấp chiếm 34,4% diện tích tự nhiên Thành phố
Thành phố Uông Bí Có ba con sông chính là sông Sinh, sông Tiên Yên và sông Uông, các sông này chạy theo hướng Bắc Nam.
3.1.1.3. Khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, với nhiều dãy núi cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam, chính vì lẽ đó đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính
chất khí hậu miền duyên hải. Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 °C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, cao nhất 2.200 mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 50,8
3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.
Sông Đá Bạc đoạn chạy qua Thành phố (thuộc địa phận các phường: Phương Nam, Phương Đông, Quang Trung) chiều dài 12km, rộng trung bình 400m, độ sâu lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 - 500 tấn ra vào cảng. Đây là tuyến đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.
Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường Quang Trung, thuộc ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát cho Nhà máy điện Uông Bí.
Sông Sinh chảy qua trung tâm Thành phố dài 15km, có khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.
Thành phố có hai hồ nước: Hồ Yên Trung diện tích 50ha và hồ Tân Lập diện tích 16ha. Hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra đây còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui chơi, giải trí.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
Trên địa bàn thành phố Uông Bí phân bố các loại đất, gồm:
- Nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols: FLs): hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển, diện tích 5.427ha, chiếm 0,68% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương.
- Đất mặn sú vẹt đước glây nông Mm-g1 (Epi Gleyi Salic Fluvisols: FLs-g1) diện tích 576,59ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương. Đây là loại đất tốt, độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.
- Đất phèn mặn SM (Sali Thionic Fluvisols: FL ts): Diện tích 1.603,87ha, chiếm 6,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương, Điền Công. Phần lớn diện tích đất phèn hiện tại được sử dụng trồng 1-2 vụ lúa năng suất thấp.
- Đất phù sa P (Fluvisols - FL): diện tích 357,98 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, chiếm 45,68% diện tích nhóm đất phù sa. Phân bố ở các phường Phương Đông, Phương Nam, Nam Khê, Trưng Vương, Quang Trung và xã Điền Công.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây nông: Pc-l-g1 (Epi gleyi Plinthi Dystric Fluvisols: FLd-p-g1). Diện tích 374,89ha chiếm 1,56% diện tích đất tự nhiên, chiếm 47,55% diện tích đất phù sa, phân bố ở các phường Yên Thanh, Trưng Vương và Quang Trung.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây sâu: Pc-l-g2(Endo gleyi Plinthi Dystric Fluvisols: FLd-p-g2). Diện tích 53,21ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên, chiếm 6,77% diện tích nhóm đất phù sa, phân bố ở Nam Khê.
- Đất xám X (acrisols: AC): đất xám điển hình xẫm màu Xh-u (Umbric Haplic Acrisols:ACh-u). Diện tích 413,27ha, chiếm 1,72% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Thanh Sơn, Yên Thanh.
- Đất vàng đỏ: (1) Đất vàng đỏ đá lẫn sâu Fv-sk2 (Endo Skeleti Ferralic Acrisols:ACf-sk2) 10.491,78ha chiếm 43,64% diện tích tự nhiên Thành phố, 64,28% diện tích đất vàng đỏ, phân bố ở Thượng Yên Công, Vàng Danh, Bắc Sơn và Thanh Sơn.
- Đất vàng nhạt đá sâu: FVv-đ2 (Endo lithi Ferralic Acrisols ACf-l2). Diện tích 5351,28ha chiếm 22,26% diện tích tự nhiên, chiếm 32,79% diện tích đất vàng đỏ. Phân bố ở Thượng Yên Công, Phương Đông; Thanh Sơn, Quang Trung, Bắc Sơn, Trưng Vương, Nam Khê và Vàng Danh.
- Đất vàng nhạt đá lẫn sâu FVv-sk2 (Endo Skeleti Ferralic Acrisols: ACf-sk2) 478,21ha chiếm 1,99% diện tích tự nhiên Thành phố, chiếm 2,93% diện tích đất đỏ vàng, phân bố ở Phương Đông, Thanh Sơn, Quang Trung.
- Đất vàng đỏ phân bố rộng, đặc điểm của đất phụ thuộc vào địa hình, mẫu chất, thảm thực vật, môi trường sinh thái sử dụng đất. Ở Uông Bí phần lớn đất vàng đỏ nằm ở độ dốc > 200, tầng đất mịn dày 50-100cm đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì tự nhiên trung bình thấp. Một phần diện tích còn hoang hoá dưới thảm cỏ hoặc cây lùm bụi, diện tích còn lại được che phủ bằng thảm rừng và một ít cây trồng.
- Đất mùn vàng nhạt trên núi: Hv (Humic acrisols: ACu): đất mùn vàng nhạt trên núi đá nông HVv-đ1 (Epi Lithi Humic Acrisols: ACu - l1). Diện tích có 319,34ha chiếm 1,33% diện tích tự nhiên toàn Thành phố. Phân bố ở dãy núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công 169,59ha và Vàng Danh 149,75ha.
- Đất nhân tác NT (Anthrosols: AT): 1033,11ha chiếm 4,3% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Thượng Yên Công 392,34ha; Phương Đông 266,87ha; Thanh Sơn 122,42ha; Quang Trung 38,82ha; Bắc Sơn 115,74ha và Vàng Danh 96,92ha.
* Tài nguyên rừng
Năm 2018, diện tích rừng của TP. Uông Bí là 13.380,4 ha chiếm 52,2% tổng diện tích tự nhiên.
Rừng Uông Bí chủ yếu là rừng nghèo, đây là loại rừng đã được khai thác nhiều lần, trữ lượng rừng đạt khoảng 50-70m3/ha. Chủ yếu là các loại rừng gỗ, tre, nứa hỗn giao; tuy nhiên vẫn có một số loại gỗ quý hiếm như lát hoa, lim xanh, sến, táu...
Ngày 26/9/2011, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1671/QĐ-TTg thành lập Khu rừng Quốc Gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Rừng Yên Tử có tổng diện tích 2.783 ha, trong đó 2.060,3 ha là rừng tự nhiên có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú.
Theo số liệu điều tra của phân viện điều tra Tây Bắc Bộ tháng 9/2011 tại khu rừng Quốc gia Yên Tử - tỉnh Quảng Ninh (Dự án xây dựng rừng Quốc gia Yên Tử) đã xác định được 830 loại thực vật bậc cao có mạch của 509 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật chính. Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia thực vật, rừng Yên Tử hiện nay là trung tâm của vùng phân bố Táu mật, Sao Hòn Gai, Lim xanh, Gụ lau, Sến mật, Hồng tùng, Trầu tiên, Sú rừng, Mai vàng,.... Trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm như lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao... Tổng số loài động vật ở cạn có xương sống là 151 loài, trong đó: Thú có 35 loài thuộc 17 họ, 5 bộ; Chim có 77 loài thuộc 32 họ, 11 bộ; Bò sát có 34
loài thuộc 10 họ, 2 bộ; Lưỡng thê có 15 loài thuộc 5 họ, 2 bộ. Trong đó có 23 loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang...
* Tài nguyên khoáng sản:
Than đá là nguồn khoáng sản lớn nhất của Uông Bí, tổng diện tích dành cho khai thác than khoảng trên 600 ha. Trữ lượng của vùng than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than ở Uông Bí đã được thực hiện từ năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Yên Tử, Vàng Danh đạt hơn 3,85 triệu tấn/năm. Đây là ngành công nghiệp chủ đạo đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Ngoài than đá, Uông Bí còn có khả năng khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi, xi măng, vôi, gạch, ngói ở các xã, phường như Phương Nam, Thượng Yên Công, Quang Trung, Vàng Danh,...) cung cấp nhu cầu về vật liệu xây dựng cho địa bàn Thành phố và các vùng lân cận.
Đá vôi với trữ lượng 28 - 30 triệu m3 phân bố chủ yếu ở Phương Nam (hiện nay nhà máy xi măng Lam Thạch đã được xây dựng với công suất gần 50 vạn tấn/năm; khai thác đá với quy mô lớn công suất 40 vạn m3/năm); đất sét có trữ lượng gần 600 nghìn tấn ở Bãi Soi - phường Bắc Sơn; tại xã Thương Yên Công có tiềm năng về đất sét với diện tích khoảng 50 ha ở khu Khe Giang, sét ở đây có chất lượng tốt, có thể sản xuất được gạch ngói cao cấp; cát xây dựng trữ lượng 5-10 triệu m3 phân bố chủ yếu ở Thanh Sơn và Phương Đông,...
* Tài nguyên nhân văn
Người Uông Bí vốn là dân cư của bộ lạc Ninh Hải đã cùng các bộ lạc khác khai sơn phá thạch dựng nên nước Văn Lang của các vua Hùng. Dưới triều đại nhà Trần, Uông Bí với Yên Tử là cái nôi của Phật giáo Việt Nam dòng Thiền phái Trúc Lâm. Từ xa xưa, người dân Uông Bí đã có nghề tiểu thủ công mỹ nghệ khá tinh xảo (di chỉ khảo cổ phát hiện ở Vành Kiệu 2 - Phương Nam có những quan tài hình thuyền được chế tạo rất công phu và những hiện vật quý như dao găm đồng, tấm che ngực có đục hoa văn, chiếc xanh đồng... hiện nay đang được trưng bầy ở bảo tàng Quảng Ninh).
Chùa Yên Tử được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đạo sĩ An Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở chùa này. Cuối thời Lý nhà sư Huyền Quang tu hành ở chùa Phù
Vân được vua Trần Thái Tông phong tặng là Phù vân Quốc sư. Đến năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến chùa Yên Tử tu hành, lấy pháp danh là Điếu Ngự Giác Hoàng. Sau khi ông mất người kế tục ông là Pháp Loa.
Ngày nay Thành phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Dao, Thanh Y, Mường, Thổ. Trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 90%. Nhân dân Uông Bí có truyền thống cùng nhau đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương.
Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân được đào tạo có trí, đức và kinh nghiệm sản xuất, có tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Thành ủy, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uông Bí sẽ trở thành một Thành phố có nền kinh tế - văn hoá -xã hội phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn chiến lược của tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1.6. Thực trạng cảnh quan môi trường
Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự sống của con người.
Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của Thành phố Uông Bí đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm mà các nguyên nhân chủ yếu là:
- Các hoạt động công nghiệp (khai thác than, sản xuất điện, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng...).
- Quá trình đô thị hoá và hoạt động du lịch. - Sản xuất nông nghiệp...
Đối với Thành phố Uông Bí việc phát triển của ngành khai thác than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Tại các vùng mỏ (khu vực phía Đông Bắc Thành phố) có sự biến đổi mạnh mẽ các thành phần, điều kiện địa lý tự nhiên: bề mặt địa hình bị biến dạng nghiêm trọng; phá vỡ sự hài hoà vốn có của cảnh quan, môi trường thiên nhiên trên phạm vi lãnh thổ lớn; chiếm dụng nhiều diện tích rừng, đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác bị thu hẹp đáng kể với tốc độ nhanh và tăng diện tích bãi thải...
Việc khai thác than ở Uông Bí còn kéo theo nạn chặt phá rừng và huỷ hoại thảm thực vật dưới các hình thức: phá rừng tìm vỉa, mở lò; lấy gỗ chống lò; mở điểm tập kết than của các chủ lò tư nhân. Đặc biệt rừng đầu nguồn bị tàn phá đã gây ra lũ lụt phá huỷ các công trình xây dựng, kiến trúc, gây xói mòn, rửa trôi làm đất đai bị bạc màu, suy kiệt, làm mất khả năng giữ nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy trên bề mặt, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, khói, bụi và tiếng ồn trong quá trình vận chuyển than từ mỏ xuống cảng cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của Thành phố.
Hoạt động sản xuất điện với công nghệ nhiệt điện, khai thác đá, sản xuất xi măng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm cho Thành phố.
Môi trường nước cũng bị ảnh hưởng bởi chất thải trong các hoạt động khai thác khoáng sản, chất thải trong công nghiệp, hoạt động dịch vụ và sinh hoạt.
Quá trình đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị, chặt cây làm nhà nghỉ phục vụ dân cư và du khách... làm phá vỡ một phần cảnh quan thiên nhiên. Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịch vụ, du lịch cũng như ở các khu dân cư đô thị đã làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường sống.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại hoá chất như phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.
Chính vì vậy, trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, quan trắc và thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trồng rừng, phủ xanh