Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Uông Bí
Uông Bí
3.4.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư
+ Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất của nông dân hiện nay. Đặc biệt là hộ dân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung như Vải chín sơm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử tại các khu vực Phương Nam, Phương Đông, Thượng Yên Công... luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, cần được đàu tư. Nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mấy năm gần đây, chính sách đã có những chính sách tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên một phần còn do điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân còn kém nên chưa dám mạnh dạn đầu tư vay vốn sản xuất, vì vậy để giải quyết thành phố Uông Bí cần can thiệp để:
+ Đa dạng hóa hình thức cho vay, huy động vốn nhàn dỗi trong nhân dân, ưu tiên cho người vay vốn để phát triển nông nghiệp hàng hóa.
+ Cải tiến các thủ tục cho vay và lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
+ Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua vật tư, giống, tạo điều kiện để cho nông dân sản xuất và chăm sóc đúng thời vụ.
+ Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân... để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
3.4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
+ Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi. Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân.
Chính sách áp dụng công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung và bảo quản sơ chế sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cần được quan tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản. Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại nông
sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy đi đôi với đa dạng hóa cây trồng việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm.
+ Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất
+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất.
+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu).
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp
3.4.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương phần lớn đường giao thông nội đồng là đường đất, kênh mương chưa được bê tông hóa chủ yếu là mương đất. Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng (cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu...) cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.
3.4.2.4. Giải pháp tiếp thị, tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại
+ Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng vì vậy cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, phổ biến thông tin giá cả cho người dân trên hệ thống loa phát thanh của xã. Tạo thị trường ổn định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
+ Bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường đến với người sản xuất, thành lập tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng điểm thu mua tại các xã, tăng cường phát triển chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường.
+ Hiện tại thành phố chưa có chợ đầu mối thu mua nông sản, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người nông dân bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới hướng tổ chức theo tôi là: Nhanh chóng hình thành chợ đầu mối, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để từ
đó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụ đông.
3.4.2.5. Giải pháp về môi trường
Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bải ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.
Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.
3.4.2.6. Giải pháp nâng cao độ che phủ, hạn chế xói mòn đất
Xác định loại cây trồng phù hợp với loại đất và độ dốc, trồng các loại cây có tán rộng, nhanh phát triển, có tuổi thọ lâu dài.
Trồng cây theo đường đồng mức có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chăn lượng đất bị rửa trôi, chống xói mòn và bảo vệ đất. sử dụng đất tổng hợp bằng các giải pháp nông lâm kết hợp và hệ thống kỹ thuật thâm canh vừa đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm; vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế xã hội và cả hiệu quả về môi trường sinh thái.
3.4.2.7. Giải pháp về nhân lực
Hiện tại nguồn lao động nông nghiệp ở địa phương chưa qua đào tạo phần lớn mới học hết phổ thông do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Vì vậy để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân thì cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ