Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố uông bí (Trang 73 - 76)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp thành phố Uông Bí

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cấp đến 3 tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như mức độ sử dụng phân bón, mức độ sử dụng thuốc BVTV thích hợp của hệ thống cây trồng với đất.

Bảng 3.24. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất Cấp Cấp đánh giá hiệu Mức độ sử dụng phân bón Mức độ sử dụng TBVTV Thích hợp của hệ thống cây trồng với đất

Cao H Cải thiện độ

phì của đất Ít sử dụng Luân canh, 3 vụ Trung bình M Duy trì độ phì của đất Sử dụng đúng liều lượng Chuyên canh, 2 vụ Thấp L Tác động thoái hoá đất Dùng quá liều lượng Độc canh, 1 vụ * Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất:

Thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất;

Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất hiện tại, đó là khả năng che phủ cho đất và khả năng cải tạo đất của hệ thống cây trồng. Qua kết quả điều tra nông hộ kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia chúng tôi đã đưa ra một số đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:

Phần lớn các hộ nông dân được phỏng vấn đều cho rằng canh tác cây lúa, đậu tương, khoai lang, đậu tương và cây ăn quả... không ảnh hưởng đến môi trường đất mà còn trả lại phần tàn dư hữu cơ khá lớn, cây trồng luôn luôn thích nghi và cho năng suất cao ổn định, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ làm. Sự kết hợp cây lúa và cây màu có thể làm giảm tác hại của sâu bệnh; việc kết hợp đất trồng lúa ngập nước và đất trồng màu cạn sẽ có tác dụng hạn chế quá trình hình thành kết von đá ong khá phổ biến trong vùng do ảnh hưởng của quá trình bốc hơi nước có chứa sắt về mùa khô.

Kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa là tập quán canh tác lâu đời, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có trình độ thâm canh thuần thục, năng suất ngày càng tăng, cây lúa được đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, kết hợp bón phân hoá học với phân hữu cơ, phát triển sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp đã có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất, hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất tốt, không làm ô nhiễm môi trường.

Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương và cây lương thực như hiện nay thì không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt, đây là loại hình sử dụng đất góp phần cải tạo đất, bên cạnh đó việc sử dụng lượng phân bón lớn đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục để lại tồn dư nhiều từ vụ này sang vụ khác cũng góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

* Mức độ che phủ của các loại hình sử dụng đất:

LUT cấy ăn quả có độ che phủ tốt và phòng chống khả năng xói òn, rửa trôi, bảo vệ được môi trường sinh thái.

LUT chuyên rau màu do khối lượng thân lá khá lớn, dày nên khả năng che phủ đất lớn hơn các LUT chuyên lúa, lúa - màu. Mặc dù do thâm canh tăng vụ nhiều lần trong năm, thời gian đất trống ít tuy nhiên khả năng giữ đất, chống xói mòn của các LUT này tương đối hiệu quả.

* Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy thực tế tỉ lệ phân bón N,P,K và phân chuồng cho một số cây trồng như lúa, ngô, cà chua, su hào, bắp cải, ...chưa cân đối so với tiêu chuẩn khuyến cáo của trung tâm khuyến nông thành phố Uông Bí. Lượng đạm (N), lân (P2O5), Kali (K2O) được sử dụng cao trong một số cây trồng như bắp cải, su hào ngược lại phân chuồng lại bón thấp hơn tiêu chuẩn khuyến cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ bón phân hóa học mất cân đối và mức độ chênh lệch không nhiều nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường ít.

Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng thành phố Uông Bí khá lớn, nhóm cây rau màu, cây ăn quả có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Lượng thuốc bảo vệ thực vật phun cho cây trồng khác nhau ở các vụ khác nhau là khác nhau. Đa số họ thập tự và họ cà được trồng vào vụ đông trong năm nên nông dân phải phun thuốc BVTV lớn.

Bảng 3.25. Tình hình sử dụng bảo vệ thực vât cho một số cây trồng chính thành phố Uông Bí

Cây trồng Tên thuốc

Thực tế sử dụng Tiêu chuẩn cho phép

Số lần phun (lần/vụ) Liều lượng/ha Liều lượng/ha Ghi chú

Lúa Virtako 40WG 2 85 gr/ha 50-75 gr/ha ***

Validacin 5l 3-4 1,1 l/ha 0,7-1,0 l/ha ***

Tilt super 300EC 1 0,28lit/ha 0.3 lit/ha **

Acofit 300EC 1 1,1 lít/ha 0,97-1,39 lít/ha **

Bayluscide 250EC 1-2 0,8 lít/ha 1 lit/ha **

Lạc xuân Anvil 5SC 2-3 0,9 lít/ha 0,8lít/ha ***

Angun 5WDG 2-3 195 gr/ha 150-250 gr/ha **

Eagle 50WDG 3 132 gr/ha 139 gr/ha **

Cà chua-khoai tây

Arygreen 75WP 2-3 1,2 kg/ha 0,8-1,2 kg/ha ** Antracol 70WG 2-3 1,8kg/ha 1,4-3,5 kg/ha ** Daconil75WP 2-3 2,7kg/ha 1,5-2,5kg/ha ***

Rau (xu hào,

bắp cải,..) Angun 5WDG 23 200 gr/ha 150-250gr/ha **

Eagle 50WDG 2 125gr/ha 139 gr/ha **

Vibamec 3.6 EC 2 0,1 lít/ha 0,08-0,14 lít/ha **

Vải chín sớm Regen 5SCW 5-7 0,3 lít/ha 0,2-0,3lít/ha **

Anvil 5 SC 3-4 1,5 lít/ha 1,0-1,5 lít/ha **

Thanh long Diazinon 3-4 0,7 Kg/ha 0,6-0,96 kg/ha **

Basa 50EC 5-7 1,2 lít/ha 1-1,5lít/ha **

* Thông tư số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/05/2011 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.

**Nằm trong định mức sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. *** Vượt quá định mức sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các hộ nông dân đã sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và cơ quan chuyên ngành. Các loại thuốc BVTV được sử dụng đúng chủng loại và nằm trong danh mục cho phép sử dụng theo quy định hện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ nhỏ số hộ dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành như dùng thuốc quá liều lượng cho phép như Virtako 40WG, Validacin 5l, Anvil 5SC,...sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho một lần phun, phun thuốc không đúng thời điểm gây lãng phí và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt môi trường đất và nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố uông bí (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)