Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố uông bí (Trang 33 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Ủy ban nhân dân các xã, phường. Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo phiếu điều tra (bộ câu hỏi phỏng vấn).

2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ

* Chọn vùng nghiên cứu: Thành phố Uông Bí được chia thành 3 tiểu vùng, đó là: tiểu vùng đồi nùi (vùng cao), tiểu vùng thung lũng và tiểu vùng thấp.

* Chọn địa điểm nghiên cứu: Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, chọn đại diện các vùng sinh thái của thành phố. Đề tài chọn 3 xã, phường đại diện cho 3 vùng sau:

- Xã Thượng Yên Công: Đại diện cho vùng cao tiến hành nghiên cứu về một số Loại hình cây ăn quả (mơ lông Yên Tử,..), cây lâu năm (cây thông nhựa, mai vàng Yên Tử,...).

- Phường Phương Đông: Đại diện cho vùng thung lũng tiến hành nghiên cứu cây ăn quả (thanh long ruột đỏ,..).

- Phường Phương Nam: Đại diện cho vùng đất thấp tiến hành nghiên cứu về Loại hình sử dụng đất đối với loại cây ăn quả (cây vải chín sớm Phương Nam,...), nuôi trồng thủy sản

Căn cứ vào các đối tượng nghiên cứu tại các khu vực đã được xác định tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông hộ về các thông tin có ảnh hưởng, liên quan đến Loại hình sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

- Các thông tin phỏng vấn: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất, ..); các Loại hình sử dụng đất; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm ; Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản....

- Số phiếu điều tra/khu vực: 30

- Tổng số phiếu toàn thành phố: 90 Phiếu

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có sẵn.

2.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

+ Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

+ Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409:2001 theo quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp. Đối tượng đánh giá là các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

2.3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: (Tính trên 1 ha/ năm)

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH):

TNHH= GTSX - CPTG + Giá trị ngày công lao động (GTNC):

GTNC= TNHH/ số công lao động + Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV):

HQĐV= TNHH/CPTG + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

2.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Khả năng phù hợp với thị trường tiêu thụ của các loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai.

- Mức độ chấp nhận của người dân đối với các loại hình sử dụng đất thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ.

- Sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hoá, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân (thể hiện ở ý kiến của hộ dân về tiêu thụ nông sản).

2.3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

+ Hạn chế thoái hóa đất do xói mòn, bảo vệ đất thông qua việc sử dụng đất thích hợp.

+ Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật so sánh với tiêu chuẩn cho phép.

+ Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (như khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).

2.3.4.4. Phân cấp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

Việc phân cấp, đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất nông nghiệp dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2010 của Bộ khoa học và Công nghệ công bố năm 2010. Căn cứ vào kết quả xử lý, tổng hợp phiếu điều tra, mặt bằng chung của thành phố, các chỉ tiêu được phân cấp như sau:

Bảng 2.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Cấp đánh giá GTSX (Tr.đồng/ha/năm) CPTG (Tr.đồng/ha/năm) TNHH (Tr.đồng/ha/năm) HQĐV (lần) Rất cao (A) >150 >50 >100 >4,5 Cao (B) 95 - 150 20 - 50 50 - 90 3,0 - 4,5 Trung bình (C) 70 - 95 8 - 20 20 - 50 1,8 - 3,0 Thấp (D) <70 <8 <20 <1,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố uông bí (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)