STT Năm Đội ngũ (người) 2018 2019 2020 1 Trưởng ban 28 28 22 Trong đó: - Trình độ Đại học, cao đẳng 20 20 22 - Trình độ trung cấp 8 8 0 - Trình độ sơ cấp 0 0 0
- Chưa qua đào tạo 0 0 0
2 Kế toán 35 35 35
Trong đó:
- Trình độ Đại học, cao đẳng 6 9 12
- Trình độ trung cấp 20 21 23
- Trình độ sơ cấp 9 5
- Chưa qua đào tạo 0 0 0
3 Thủ quỹ 28 28 22
Trong đó:
- Trình độ Đại học, cao đẳng 0 0 22
- Trình độ trung cấp 6 10 0
- Trình độ sơ cấp 22 18 0
- Chưa qua đào tạo 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo nguồn cán bộ; Phòng Nội vụ huyện Đoan Hùng)
Ở huyện Đoan Hùng lực lượng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước đã từng bước được củng cố.
Trong những năm vừa qua NSX chiếm khoảng 20% (năm 2018) trong tổng NSNN của huyện xuống còn khoảng 17% vào (năm 2020). Đoan Hùng nhận trợ cấp từ NSNN cấp trên khoảng 82-94% và vẫn tăng lên từ năm 2018 đến năm 2020. Điều đó cho thấy rằng, NSNN của huyện Đoan Hùng dành cho NSX luôn luôn gặp khó khăn. Cũng vì thế cần nâng cao hiệu quả QLNN về NSX, đặc biệt là quản lý nhà nước về chi NSX.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng
2.2.1. Tình hình triển khai công việc phục vụ quản lý nhà nước về ngân sách xã
Dưới đây tác giả luận văn xin trình bày một số vấn đề quan trọng.
a) Trong những năm vừa qua, UBND huyện Đoan Hùng triển khai các công việc QLNN về NSX theo luật định. Tiếp nhận dự toán NSNN tỉnh giao rồi phân bổ ngân sách cho các xã, các xã triển khai chấp hành dự toán NSX được giao. Trong quá trình chấp hành NSX, UBND xã triển khai kiểm tra hoạt động NSX theo định kỳ mà luật pháp quy định. Tuy nhiên theo ý kiến của những người có trách nhiệm thì UBND huyện chưa có chính sách hay giải pháp đặc thù về thu - chi NSX. Việc bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, về phát triển kinh tế, về thu và về chi NSX vì thế đội ngũ cán bộ chuyên trách có năng lực hạn chế về NSX và QLNN về NSX. Chính vì vậy việc tạo nguồn thu ở xã rất hạn chế. Việc huy động các tổ chức xã hội và người dân tham gia quá trình thực hiện QLNN về NSX.
b) UBND huyện tổ chức hướng dẫn lập dự toán và thực hiện kế hoạch ngân sách xã cho UBND các xã. Hoạt động lập dự toán và thực hiện dự toán NSNN trên địa bàn huyện Đoan Hùng và ở các xã đã được các cấp chính quyền quan tâm, ra sức thực hiện nên có thể thấy ngày một tốt hơn. Hàng năm ở huyện Đoan Hùng ngân sách thực hiện nhìn chung đều vượt dự toán được giao. Về thu ngân sách chỉ có khoản thu 100% thì vượt không đáng kể nhưng thu bổ sung ngân sách cấp trên vượt tương đối nhiều.
Bảng 2.2: Tổng hợp thu, chi NSNN ở huyện Đoan Hùng giai đoạn 2018-2020 Nội dung 2018 2019 2020 Thực hiện % so dự toán Thực hiện % so dự toán Thực hiện % so dự toán Tổng thu NSNN để cân đối 179.892 135 227.651 126 349.336 151 Trong đó: NSX 41914 134 53460 158 58.923 140 % so tổng NSNN của huyện 23,3 - 23,5 - 16,9 - - Thu 100% 11667 110 9751 104 11392 101 - Thu kết dư 7964 100 7024 100 8911 100
- Thu phân chia tỷ lệ % 19623 116 35491 147 41412 144
- Thu bổ sung NS cấp trên 148602 140 182408 124 296531 155
% so tổng NSNN của huyện 82,6 - 80,1 - 84,9 -
Tổng chi NSNN 172.868 129 238.739 121 358.096 140
Trong đó:- Chi NSX 39419 126 61.140 151 67.660 132
- Chi thường xuyên 87175 134 119.052 126 179.833 136
* Chi sự nghiệp kinh tế 5153 283 12937 200 13.973 143
- Chi đầu tư phát triển 58967 128 76073 119 128.511 185
- Chi bổ sung NS cấp dưới 26724 118 23613 105 29.750 100
(Nguồn: Báo cáo chấp hành dự toán; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng)
Thực tiễn cho thấy một vấn đề cực kỳ quan trọng là, việc lập dự toán thu - chi NSX chưa được luận chứng một cách khoa học. Song việc thẩm định dự toán NSX chưa có lực lượng đáp ứng yêu cầu nên có thể nói đang còn là khâu yếu ở Đoan Hùng. Sau khi được UBND huyện giao kế hoạch ngân sách, trong đó có kế hoạch chi đầu tư phát triển, UBND các xã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư (đối với những xã có công trình được cung cấp vốn) và triển
khai thực hiện đầu tư.
Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn về thu, chi NSNN ở huyện Đoan Hùng cho thấy một số điểm cần quan tâm như sau:
Về thu NSNN: hàng năm thu NSNN đều vượt so với kế hoạch HĐND
huyện giao (Năm 2018 vượt 35%; năm 2019 vượt 26%, năm 2020 vượt 51%). Hàng năm thu NSNN từ các khoản thu 100% cộng thu phân chia tỷ lệ % và trừ đi kết dư ngân sách năm trước chuyển sang vẫn tăng. Năm 2018 thu NSNN là 23.326 triệu đồng, năm 2019 là 38.218,2 triệu đồng, năm 2020 là 43.893 triệu đồng. Mặc dù thu NSNN ở huyện Đoan Hùng trên địa bàn đều tăng qua các năm nhưng xét về cơ cấu thì tỷ trọng thu trên địa bàn huyện vẫn còn thấp (năm 2018 chiếm gần 12% tổng thu NSNN của huyện, năm 2019 chiếm 16% tổng thu NSNN của huyện, năm 2020 chiếm 12% tổng thu NSNN của huyện). Thu ngân sách ở huyện chủ yếu là từ thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh và tiền sử dụng đất. Như vậy qua phân tích cơ cấu thu ta thấy: nguồn thu NSNN của huyện vẫn chủ yếu là nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh chiếm 85% - 90% tổng thu ngân sách của huyện. Trong khi phi nông nghiệp chưa phát triển nên nguồn thu hạn chế.
Về chi NSNN: Chi NSNN hàng năm đều vượt dự toán được HĐND
huyện giao, năm 2018 vượt 29%, năm 2019 vượt 21%, năm 2020 vượt 46%. Điều này cho thấy nhu cầu chi của huyện cũng như của xã luôn luôn cao. Trong cơ cấu chi NSNN, huyện đã tập trung chi cho đầu tư phát triển (xây dựng đường sá, trường học, trạm xá, các công trình phúc lợi công cộng, kiên cố hoá kênh mương…) góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo hoạt động chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên về khoản chi về sự nghiệp kinh tế còn chiếm tỷ trọng nhỏ, mà đây là khoản chi nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu trong tương lai của ngân sách của huyện.
Từ kết quả tổng hợp thu - chi ngân sách huyện Đoan Hùng qua các năm cho thấy NSNN của huyện hàng năm đều nằm trong giới hạn khả năng cho
phép chứ chưa từ nhu cầu phát triển xã. Việc xây dựng dự toán, thực hiện dự toán NSNN ở huyện có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến dự toán, thực hiện dự toán đối với ngân sách cấp xã. Nó quyết định trực tiếp đến các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách và khoản chi bổ sung có mục tiêu theo luật định hiện hành.
Về thẩm định thu, chi NSX: đang bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế trên địa bàn huyện chưa có lực lượng chuyên trách, có trình độ để thẩm định dự toán NSX. Vì thế, việc đánh giá dự toán NSX đang còn gặp khó khăn và nhìn chung chưa được đánh giá một cách công khai, công bằng. Tỉnh tự đánh giá dự toán ngân sách huyện; Huyện tự đánh giá dự toán ngân sách xã.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng
2.2.2.1. Đánh giá chung
- Hoạt động QLNN về NSX trên địa bàn huyện Đoan Hùng từng bước đi vào nền nếp. Lập dự toán NSX mỗi ngày một tiến bộ hơn nhưng vẫn chủ yếu dựa vào yêu cầu từ thực tế.
- Hoạt động QLNN về thu ngân sách ngày càng có kết quả và hiệu quả hơn. Thất thoát thu thuế không đáng kể. Người phải nộp thuế được xác định đúng và được đôn đốc thu thuế đạt kết quả tốt
- Hoạt động QLNN về chi ngân sách cũng ngày một tốt hơn. Ngay từ khi lập dự toán chi đã được chỉ đạo, đôn đốc ngay từ đầu. Việc dự toán đầu tư và chi thường xuyên cũng có kết quả và luôn luôn được cấp trên hỗ trợ. Việc thất thoát ngân sách chưa phát hiện. Tuy nhiên kéo dài thời gian thi công đối với một số công trình kết cấu hạ tầng vẫn có. Song sau khi được đôn đốc thì cũng đã thực hiện tốt hơn sau đó.
2.2.2.2. Đánh giá cụ thể
Trên cơ sở các quy định về chu trình quản lý ngân sách theo hướng dẫn của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài Chính Phú Thọ UBND huyện Đoan Hùng
chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện hướng dẫn quản lý nhà nước về ngân sách xã theo đúng chu trình: Lập dự toán - Chấp hành dự toán - Quyết toán ngân sách nhà nước. Nhìn chung NSX ở huyện Đoan Hùng còn tương đối nhỏ. Một năm mỗi xã chỉ thu được khoảng 25-30% so tổng ngân sách được chi với tổng mức khoảng dưới 2 tỷ đồng. Như thế có thể nhận thấy rằng, NSX ở huyện Đoan Hùng đang còn nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là nguồn thu ở xã ít, nguồn trợ cấp từ tỉnh, huyện cũng hạn chế.
Bảng 2.3: Thực trạng thu - chi NSX trên địa bàn huyện Đoan Hùng năm 2020
Thu - chi ngân sách Châu Mộng TT Đoan Hùng Ca Đình 1. Tổng thu ngân sách, Triệu đồng 1762 2321 1227 Trong đó: Nhận trợ cấp ngân sách cấp trên 1148 513 1027 % so tổng số 65,2 22,1 83,7 2. Tổng chi ngân sách, Triệu đồng 1762 2321 1227
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng) 2.2.2.3. Thực trạng lập dự toán ngân sách xã
Nhìn chung lập dự toán ngân sách đã được các xã thực hiện theo hướng dẫn của UBND huyện.
- Lập dự toán được các cấp QLNN xác định là khâu rất quan trọng, nó quyết định hoạt động thu - chi ngân sách của các xã, thị trấn trong một năm. Vì vậy các cấp chính quyền đã cố gắng thực hiện theo quy định của luật pháp. NSX được lập trên cơ sở các quy định theo các yêu cầu, đầy đủ căn cứ và được lập theo đúng trình tự quy định. Để thấy rõ hơn về thực trạng lập dự toán NSX, trên cơ sở triển khai nghiên cứu 22 xã, thị trấn ở huyện Đoan Hùng thông qua cung cấp số liệu của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Luận văn
đi sâu nghiên cứu đối với xã Chân Mộng, xã Ca Đình và Thị trấn Đoan Hùng làm các trường hợp nghiên cứu minh họa. Đây là những đơn vị có những khác biệt nhau về ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, trình độ và năng lực quản lý của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn.
* Thị trấn Đoan Hùng được coi là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của huyện Đoan Hùng. Nơi tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện do đó thị trấn Đoan Hùng có rất nhiều lợi thế về nguồn thu ngân sách, là một đơn vị đứng đầu về số thu ngân sách hàng năm.
* Xã Chân Mộng cũng là đơn vị có lợi thế về vị trí địa lý, có hệ thống giao thông thuận tiện, và là một trong những đơn vị thực hiện tốt quản lý ngân sách tại địa bàn.
* Còn xã Ca Đình là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện, hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn và trình độ quản lý của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn còn hạn chế, đây là những xã đại diện tiêu biểu về quản lý ngân sách cũng như những đơn vị có nguồn thu, chi đại diện.
Hàng năm, theo các quy định về lập dự toán NSX; hướng dẫn của UBND tỉnh Phú Thọ; Sở tài chính tỉnh Phú Thọ; UBND huyện Đoan Hùng và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng đã hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng dự toán ngân sách cho năm kế hoạch. Việc xây dựng dự toán NSX cho năm sau được triển khai thực hiện từ tháng 7 của năm trước, trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm và ước tính thực hiện 6 tháng cuối năm của năm NSX.
Công tác lập dự toán NSX thực hiện theo đúng Luật NSNN đó là: “Căn cứ vào trình tự lập dự toán NSX, Ban tài chính các xã đã tiến hành xây dựng dự toán NSNN của địa phương mình, trình UBND xã, báo cáo HĐND xã để xem xét, quyết định và gửi UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch. UBND huyện giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch trực tiếp thẩm định Dự toán của
các xã, tổng hợp và báo cáo lại UBND huyện; trên cơ sở đó, UBND huyện quyết định giao các chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã. Khi nhận được quyết định chính thức giao nhiệm vụ thu, chi NSX của UBND huyện, UBND các xã, hoàn chỉnh dự toán thu, chi và cân đối NSX, lập phương án phân bổ NSX; sau đó trình HĐND xã; HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trước ngày 31/12 năm. Dự toán NSX sau khi đã được HĐND xã quyết định; UBND xã báo cáo trình UBND huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng; Đồng thời, thông báo công khai dự toán NSX theo chế độ công khai Tài chính về Ngân sách tại Luật ngân sách và Thủ tướng Chính phủ quy định” (Trích Báo cáo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng)
Trong những năm vừa qua, ở huyện Đoan Hùng, việc lập dự toán của các xã về cơ bản là đã thực hiện theo đúng quy trình. Dự toán các xã xây dựng đã xác định được đầy đủ các nguồn thu tại địa phương và đã đảm bảo được nhiệm vụ chi theo yêu cầu. Tuy nhiên, còn một số đơn vị do năng lực của cán bộ hạn chế, không nghiên cứu rõ các văn bản hướng dẫn do đó lập dự toán vẫn không đảm bảo đúng qui định về thời gian cũng như nội dung như xã: Phú Lâm, Hùng Xuyên, Ca Đình.
UBND huyện yêu cầu các xã thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn, đảm bảo nội dung dự toán thể hiện được đầy đủ các khoản thu, chi của các xã và đảm bảo tiến độ. Hàng năm, trước khi giao dự toán cho các xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã đã phối hợp với Chi cục thuế của huyện đã xây dựng lịch thảo luận dự toán với các xã để có ý kiến chỉnh sửa, bổ sung dự toán cho các xã. Qua đây có thể tư vấn và kiểm tra giám sát quản lý nhà nước về ngân sách xã đảm bảo quản lý thu - chi theo đúng yêu cầu.
2.2.2.4. Một số kết quả chung về tình hình thu, chi NSNN ở huyện Đoan Hùng trong những năm vừa qua
a) Đối với lập dự toán thu
UBND xã đã cố gắng thực hiện chu trình ngân sách nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn việc lập dự toán thu NXS trên địa bàn huyện Đoan Hùng tác giả luận văn đã đi sâu nghiên cứu lập dự toán thu của xã Chân Mộng, TT Đoan Hùng, xã Ca Đình và Thị trấn Đoan Hùng (đây là những đơn vị có nguồn thu đại diện cho các xã trên địa bàn huyện).