(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng)
Quá trình thực hiện thu NSNN được Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng thực hiện như sau: “Thu NSX phải dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, các nguồn thu phát sinh ở phải nộp ngân sách theo chế độ quy định, các khoản thu được nộp NSNN bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước huyện. Hiện nay ở huyện Đoan Hùng chỉ có các khoản huy động đóng góp bằng ngày công, bằng hiện vật để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mới được làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã. Trên cơ sở các khoản đã nộp, Kho bạc Nhà nước tiến hành phân chia các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết đã được quy định cho NSX. Trong quá trình thực hiện thu, việc xây dựng dự toán quý đã được các xã, thị trấn tiến hành trên cơ sở dự toán năm được duyệt. Căn cứ vào dự toán quý chia ra tháng đã được phê duyệt, Ban tài chính xã (TT), tổ đội thuế các xã (TT) tiến hành tổ chức thu vào ngân sách. Các khoản thu cơ bản bám sát dự toán thu, thực hiện thu bằng biên lai thu tiền và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Việc tổ chức thu đã được các xã, thị trấn thực hiện cơ chế phân công trách nhiệm đến các đối tượng: chính quyền, Ban tài chính xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế, các tổ đội ủy nhiệm thu, các khu hành chính
thực hiện thu theo địa bàn, từng lĩnh vực thu đồng thời phân công cụ thể cho từng nhiệm vụ thu. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã, thị trấn phụ trách trong lĩnh vực kinh tế sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc quản lý thu và giao trực tiếp Ban tài chính và cán bộ tài chính phụ trách thu NSX tổ chức thu” (Trích: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng).
b) Việc chấp hành dự toán chi ngân sách xã
Chấp hành chi NSX làm sao cho đúng luật và có hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng. Quá trình thực hiện chi ngân sách xã, thị trấn của huyện Đoan Hùng thực hiện theo sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Phối hợp thực hiện chi ngân sách xã, thị trấn của huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng)
Kết quả phỏng vấn cán bộ Tài chính của các xã cho thấy, cơ bản các xã đã thực hiện tốt qui trình thực hiện chi ngân sách: “Trong quá trình chấp hành chi ngân sách, việc đầu tiên đó là các xã, thị trấn cần cụ thể hóa kế hoạch dự toán cho các quý và chia ra tháng. Đồng thời, lập phân bổ dự toán chi theo mục lục ngân sách nhà nước ở cấp xã thành các quý và tháng để thực hiện. Trên cơ sở phân bổ dự toán đã được xác định, căn cứ vào nguồn thu được vào ngân sách xã” (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng)
Theo Luật NSNN quy định cấp NSX: “Các xã tiến hành thủ tục chi và thực hiện chi theo đúng quy định. Hàng tháng, các xã và thị trấn căn cứ vào nguồn thu ngân sách, Ban Tài chính xác định các nhiệm vụ chi trong tháng, thực hiện rút tiền từ KBNN về quỹ để thực hiện chi hoặc có thể chi chuyển khoản khi có yêu cầu. Khi thực hiện chi, các khoản chi được lập bảng kê chi theo nội dung chi và bảng kê chi theo Mục lục ngân sách nhà nước mà trong phân bổ dự toán đã có. Trường hợp nếu chưa xác định được rõ các khoản chi của xã, thị trấn (TT), Ban Tài chính có thể thực hiện rút tạm ứng để thực hiện chi tạm ứng. Sau khi các khoản chi này được hoàn tất, Ban Tài chính thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc nhà nước.Về cơ bản, Ban Tài chính các xã, thị trấn đã thực hiện việc rút tiền từ Kho bạc nhà nước theo đúng quy trình. Các nhiệm vụ chi được Ban Tài chính xã (TT) lập, tập hợp chứng từ, lập bảng kê chi Ngân sách theo nội dung mà mục lục NSNN quy định. Đối với các khoản chi tạm ứng, sau khi các khoản chi hoàn tất, được lập bảng kê chứng từ chi, lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và làm thủ tục thanh toán với Kho bạc nhà nước huyện” (Nguồn: Luật NSNN và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng).
Chi NSX ở huyện Đoan Hùng qua các năm có chiều hướng tiến bộ rõ rệt, tổng chi đạt và vượt kế hoạch. Năm 2018 tổng chi ngân sách xã là 39.419,5 triệu đồng vượt 26% so với dự toán; Năm 2019 tổng chi ngân sách xã là 51.240,6 triệu đồng tăng 51% so với dự toán và tăng 30% so với năm 2018; Năm 2020 tổng chi ngân sách xã là 55.576,2 triệu đồng tăng 32% so với năm 2019. Theo số liệu từ biểu 2.13 thì năm 2020 có 23/23 xã, thị trấn hoàn thành vượt kế hoạch chi đạt 100% tổng số xã, thị trấn. Đối với chi thường xuyên thì năm 2020 hầu hết các xã, thị trấn đều hoàn thành và vượt kế hoạch đã đề ra, với chi đầu tư phát triển năm 2020 chỉ có 01 xã Chí Đám đạt và vượt kế hoạch chiếm còn lại 9 xã không hoàn thành kế hoạch.
Để hiểu rõ hơn về việc chấp hành chi NSX của huyện Đoan Hùng, tác giả luận văn đã đi vào phân tích cụ thể một số khoản chi tiêu biểu sau:
* Chi đầu tư phát triển:
Huyện Đoan Hùng tiến hành chi đầu tư phát triển từ NSX gồm: khoản chi nhằm đầu tư các công trình XDCB như: trụ sở UBND các xã, trạm y tế, trường học... các công trình cơ sở hạ tầng như: hạ tầng các khu dân cư, giao thông, công trình thuỷ lợi; các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật và nhà nước.
Năm 2018 chi đầu tư phát triển là 3.434,5 triệu đồng chiếm 8,7% tổng chi NSX bằng 48% so với dự toán; năm 2019 chi đầu tư phát triển là 3.368,3 triệu đồng chiếm 6,5% tổng chi NSX bằng 98% so với năm 2018; năm 2020 chi đầu tư phát triển là 1.133,9 triệu đồng chiếm 2% tổng chi NSX bằng 34% so với năm 2019. Như vậy, khoản chi đầu tư phát triển của NSX ở huyện hàng năm đều có sự tụt giảm. Qua nghiên cứu về khoản chi đầu tư phát triển chúng ta thấy:
Thứ nhất: Hoạt động chi ĐTPT thực hiện nghiêm túc theo quy trình hướng dẫn của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện và Luật NSNN, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó các nội dung chi, hồ sơ chi như XDCB được yêu cầu rõ ràng, nội dung chi đúng mục đích, nội dung và nhu cầu thực hiện, công tác thanh quyết toán được kiểm soát qua KBNN huyện Đoan Hùng.
Thứ hai, quy mô chi ĐTPT của NSX thấp, qua số liệu các năm cho thấy quy mô chi đều không đạt kế hoạch, có xu thế giảm dần qua các năm, đến năm 2020 giảm hơn 60%, như vậy xét trên quy mô tổng chi là rất nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu XBCB và phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội cho huyện.
Thứ ba, theo khoản mục chi cho thấy là nhỏ lẻ, việc sử dụng nguồn chi dùng cho sửa chữa, cơi nới công trình nhỏ như trụ sở, lớp học, một số khoản mục lớn hơn như cho xây dựng thủy lợi, các đập, đê điều,… nhiều xã trong năm không có khoản chi này như Ca Đình, Bằng Doãn, Minh Lương,…
Nguyên nhân chính:
- Hầu hết nguồn chi ĐTPT tại các xã, thị trấn được chi từ nguồn thu như sử dụng đất, nguồn hỗ trợ NS cấp trên, nên làm cho nhiều đơn vị trong nhiều năm không có nguồn chi ĐTPT được lấy từ thu sử dụng đất, nguồn hỗ trợ NS cấp trên.
- Điều kiện kinh tế xã hội các xã, thị trấn không đồng đều, làm cho quá trình xã hội hóa nguồn thu hạn hẹp, thu từ các nhân, thành phần kinh tế thấp nên chưa nhiều nguồn chi cho ĐTPT.
- Năng lực quản lý đầu tư XDCB của cán bộ xã, thị trấn còn thấp, nhiều lúc còn chủ quan, chưa cập nhật tình hình theo yêu cầu đề ra, công tác giải quyết nợ đọng XDCB còn nan giải nhiều năm, không ưu tiên nên kéo theo hiệu quả đầu tư còn thấp.
- Các xã, thị trấn còn trông đợi vào nguồn NS cấp trên, việc mở rộng và thực hiện thu các khoản mục còn e dè.
Đối với chi thường xuyên:
Khoản chi thường xuyên là khoản chi nhằm đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp xã. Đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt nam, các tổ chức chính trị xã hội (Như: MTTQ, Đoàn TNCS HCM, Hội Phụ nữ Việt Nam,...) ở xã, thị trấn; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công chức cấp xã, chi cho dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội, chi cho xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và các sự nghiệp của xã, thị trấn (như: sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế,...). Khoản chi thường xuyên là khoản chi quan trọng cho bộ máy chính quyền cấp xã; nó chiếm tỷ trọng lớn trong chi NSX hiện tại.
- Những năm vừa qua, chi NSX ở huyện Đoan Hùng cho thấy nhiều vấn đề lý thú. Trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đa phần: năm 2018 chi thường xuyên ở huyện là 35.976 triệu đồng chiếm 91% tổng chi NSX vượt 49% so với kế hoạch; năm 2019 chi thường xuyên là 47.872,3 triệu
đồng chiếm 93,5% tổng chi NSX vượt 55% so với kế hoạch tăng 33% so với năm 2018; năm 2020 chi thường xuyên là 54.631,3 triệu đồng chiếm 98% tổng chi NSX vượt 39% so với dự toán, tăng 14% so với năm 2019, bình quân tăng 24%. Điều đó cho thấy về tổng thể chi thường xuyên luôn được đảm bảo, duy trì tốt hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể của các xã, thị trấn. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta đi vào nghiên cứu đối với từng lĩnh vực trong hoạt động chi thường xuyên.
Chi sự nghiệp giáo dục: đây là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các trường mầm non thuộc các xã, chi trả sinh hoạt phí hàng tháng cho giáo viên mầm non ngoài biên chế do xã quản lý, khoản chi cho sự nghiệp giáo dục được xác định là một trong những khoản chi quan trọng. Năm 2018 chi cho sự nghiệp giáo dục ở huyện 5.116,8 triệu đồng tăng 236% so với dự toán; năm 2019 chi cho sự nghiệp giáo dục là 4.803 triệu đồng tăng 28% so với dự toán bằng 94% so với năm 2018; năm 2019 chi cho sự nghiệp giáo dục là 6.286,8 triệu đồng tăng 38% so với dự toán và tăng 31% so với năm 2018, bình quân tăng một năm 12%. Tuy nhiên, mức chi này hiện vẫn còn thấp vì theo chính sách của tỉnh thì ngân sách cấp trên chi hỗ trợ 150.000đ/cô giáo/tháng còn lại các xã phải tự cân đối đảm bảo một phần từ nguồn thu của ngân sách xã. Bên cạnh đó việc thực hiện chi cho sự nghiệp giáo dục thường không đồng đều, đối với các xã thuộc khu vực trung tâm thường có mức chi cao hơn vì có nguồn thu lớn, ngược lại các xã vùng ven nguồn thu hạn chế nên khoản chi này thường thấp, khoản cho lương cho các cô mẫu giáo thường thấp chỉ bằng 2/3 mức chi của các xã nằm ở trung tâm huyện tạo ra sự bất bình đẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và học của các lớp mẫu giáo.
Chi cho hoạt động y tế: Khoản chi này để hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên như: “mua sắm các trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh của trạm y tế xã, thị trấn; phục vụ cho hoạt động tiêm phòng, chương trình dân số kế
hoạch hoá gia đình, tuyên truyền vận động về lĩnh vực y tế” (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng). Trong những năm qua huyện đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực y tế ở tuyến cơ sở.
Chi cho sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao: “Là khoản chi để phát triển các phong trào văn hoá - thể dục thể thao ở địa phương. Khoản chi này góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng phong trào thể dục thể thao phục vụ người dân tại địa phương” (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng). Qua xem xét thấy khoản chi này chỉ có năm 2018 là không đạt kế hoạch, năm 2019, 2020 đều không đạt kế hoạch đã đề ra từ 131% - 185% dự toán. Bên cạnh đó khoản chi này còn chiếm tỷ trọng thấp 1,2 -1,8% so với tổng chi thường xuyên; điều đó cho thấy các xã, thị trấn chưa quan tâm đời sống tinh thần của người dân.
Chi cho sự nghiệp kinh tế: “Đây là một khoản chi quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế nông thôn; góp phần nuôi dưỡng nguồn thu NSX” (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng). Năm 2019 chi sự nghiệp kinh tế 4.903,7 triệu đồng đạt 228% so với dự toán tăng 212% so với năm 2018; năm 2020 chi sự nghiệp kinh tế là 4.398 triệu đồng đạt 133% so với dự toán bằng 90% so với năm 2018. Qua xem xét thấy mặc dù số chi đã được tăng qua các năm, bình quân tăng một năm là 72%; điều đó chứng tỏ các xã, TT đã có sự ưu tiên chi sự nghiệp kinh tế để nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu cho ngân sách địa phương.
Chi cho sự nghiệp xã hội: “Là khoản chi thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định; chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và xã hội khác” (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng). Hàng năm khoản chi này của các xã, thị trấn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi NSX (chiếm từ 7 - 9% tổng chi thường xuyên NSX) và tăng đáng kể qua các năm. Đây là những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước quan tâm đến xã hội tại địa phương. Năm 2018 chi cho xã
hội là 3.359,8 triệu đồng tăng 57% so với dự toán; năm 2019 chi cho xã hội là 4.400 tăng 106% so với dự toán và tăng 31% so với năm 2018; năm 2020 chi cho xã hội là 5.210,9 triệu đồng tăng 23,3% so với dự toán và tăng 18% so với năm 2019. Bình quân tăng một năm 25%, điều đó cho thấy xã hội ở huyện đã được làm tốt; tạo được niềm tin trong nhân dân với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể: “là khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSX; nó được thực hiện để chi trả quỹ tiền lương, sinh hoạt phí và các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ đương chức xã, thị trấn, chi cho hoạt động thường xuyên của quản lý nhà nước, khối đảng, các ban ngành đoàn thể của xã, thị trấn và các khoản chi khác; ngoài ra còn chi đóng 3% bảo hiểm y tế cho đại biểu HĐND xã, thị trấn” (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng). Năm 2018 chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể là 23.143,6 triệu đồng chiếm 64% tổng chi thường xuyên NSX vượt 34% so với dự toán; năm 2019 chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể là 30.2013 triệu đồng chiếm 63% tổng chi thường xuyên NSX tăng 47% so với dự toán và tăng 30 % so với năm 2014; năm 2020 chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể là 35.694 triệu đồng chiếm 65% tổng chi thường xuyên NSX tăng 27% so với dự toán và tăng 18% so với năm 2019. Tăng bình quân một năm là 24%, điều đó cho thấy khoản chi này thực hiện cao so với kế hoạch đặt ra, tổng chi tăng đáng kể qua các năm. Khi phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đoan Hùng ghi nhận ý kiến: “Tuỳ vào điều kiện của từng xã, thị trấn mà khoản chi này có thể nhiều hay ít, nhưng nhìn chung tất cả các xã, thị trấn đều đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động của khối quản lý nhà nước, khối đảng, khối đoàn thể. Các khoản chi được thực hiện theo các định mức, chế độ, được lập chứng từ, hạch toán vào các loại sổ sách có liên