Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại tỉnh luông nậm thà, nước CHDCND lào (Trang 39 - 40)

1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của một

1.4.1. Kinh nghiệm trong nước

(i) Kinh nghiệm của tỉnh Phong Sa Ly

Tỉnh Phong Sa Ly là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và giáp với tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu (Việt Nam); phía Tây Bắc là tỉnh U Đôm Xay giáp với Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Luông Pha Băng là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

Tỉnh Phong Sa Ly có địa hình hiểm trở, địa bàn chia cắt phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, hạ tầng cơ sở kém phát triển, dân cư thưa thớt, phân bố không đều giữa các vùng,… điều này gây trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Mặc dù vậy, địa hình miền núi cũng có những tiềm năng, thế mạnh nhất định về đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản… Song, những nguồn lực này vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả.

Là tỉnh vùng cao, chính quyền tỉnh Phong Sa Ly rất chú trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trong công tác QLNN về phát triển nông nghiệp, chính quyền tỉnh đã có những kinh nghiệm nhất định:

- “Luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể; dự báo về nhu cầu vốn, sự đầu tư và lao động...”

- “Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh đã vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm cao rót vốn đầu tư; xem việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn với chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp...”

- “Các cơ quan QLNN luôn tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ

nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan QLNN trực tiếp tại các xã, thôn, bản đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội.”

(ii) Kinh nghiệm ở tỉnh Xiêng Khoảng.

“Tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích 10,000 km2, độ cao bình quân là 1.200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông, với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam. Xiêng Khoảng có những đỉnh núi cao nhất Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng.”

“Tỉnh đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với đổi mới, bảo đảm sự hài hoà, liên kết giữa các vùng kinh tế trong tỉnh; xác định rõ cơ cấu đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển.”

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh không chỉ dùng tiền ngân sách, vay ngân hàng để đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng mà còn vận động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và xây dựng.

“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn.” Các lãnh đạo đầu ngành của tỉnh còn chủ động xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc, khó khăn của nông dân là khó khăn và trách nhiệm của tỉnh trong việc tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại tỉnh luông nậm thà, nước CHDCND lào (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)