Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại tỉnh luông nậm thà, nước CHDCND lào (Trang 55)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Luông NậmThà,

2.2.1. Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh

Nậm Thà

Hình 2.1: Quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Luông Nậm Thà

Quá trình thực hiện QLNN về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Luông Nậm Thà, nước CHDCND Lào được thực hiện theo quy trình 2.1 trên đây.

2.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về inh tế nông nghiệp ở tỉnh Luông Nậm Thà

2.2.2.1. Cụ thể hóa pháp luật, chiến lược và quy hoạch đối với phát triển kinh tế nông nghiệp

Hoạt động ban hành văn bản QLNN về KTNN được tiến hành thường xuyên và liên tục để quản lý, điều chỉnh các quan hệ, các vấn đề phát sinh trong nông nghiệp ở địa phương. Từ đó hình thành nên hành lang pháp lý và môi trường lành mạnh để thúc đẩy sản xuất, quản lý các vấn đề trong nông nghiệp ở địa phương.

Cụ thể hóa quy định pháp luật, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp

Ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Kinh tế nông nghiệp

Kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp

“Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đai trong thuê đất và tín dụng; ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho nông nhân; thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân... sẽ tạo động lực cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp hài hoà và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.” Như vậy, trong thời gian qua các văn bản QLNN ở địa phương được thực hiện cơ bản đúng với thẩm quyền và trình tự trong quản lý. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng, tín dụng,... đều được thực hiện đúng pháp luật, dưới sự quản lý của nhà nước mà trực tiếp là các cơ quan QLNN ở địa phương, đại diện là Sở nông - lâm nghiệp tỉnh.

Hiện nay, Nhà nước CHDCND Lào đã có luật về nông nghiệp được Quốc hội thông qua tại số 01/QH, ngày 10/10/1998, trong luật có đề cập tới vấn đề quản lý và kiểm soát đối với các công trình nông nghiệp. Ngoài ra còn có Luật vệ vật nuôi và thú y được Quốc hội thông qua và phê chuẩn tại số 06/QH, ngày 24/12/2007; Luật về thực vật được Quốc hội công nhận và công bố theo số 06/QH, ngày 09/12/2008; Luật về nghề cá được Quốc hội công nhận theo số 03/QH, ngày 09/7/2009,...

Năm 2016, Thông tư liên tịch 112/2016/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2016 đã được ban hành quy định về kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn. “Chính sách tín dụng hỗ trợ vốn và công nghệ cho nông nghiệp được ban hành vào ngày 20/05/2015, Theo nghị định 55/2015/NĐ-CP; Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017 – 2020 được Quốc Hội thông qua năm 2016.” ( nước CHDCND Lào)

Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để định hình và tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động nông nghiệp triển khai và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện.

Tại cấp địa phương, chính quyền tỉnh Luông Nậm Thà không được ban hành chính sách pháp luật đối với phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, chính quyền Tỉnh được tham gia vào góp ý, đóng góp ý kiến, kiến nghị lên cấp Trung ương trong

hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng 2.3: Kiến nghị với cấp Trung ƣơng về chính sách kinh tế nông nghiệp của Tỉnh Luông Nậm Thà

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Số kiến nghị, góp ý 1 1 1 1

Nội dung kiến nghị, góp ý

Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ Chính sách tiếp vận vốn vay Chính sách hỗ trợ tiêu thụ Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Nông Lâm nghiệp - tỉnh Luông NậmThà, năm2020

Trong giai đoạn vừa qua, chính quyền tỉnh Luông Nậm Thà đã có những kiến nghị, đóng góp về xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp lý về phát triển kinh tế nông nghiệp với Bộ Nông Lâm nghiệp.

Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về hoàn thiện cơ chế, chính sách nhưng trên thực tế thời gian qua chính sách pháp lý của Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp còn chưa hợp lý.

Tại cấp địa phương như tỉnh Luông Nậm Thà, chủ yếu chính quyền tỉnh thực hiện triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước trên phạm vi địa giới hành chính của mình. Những năm trở lại đây, chính quyền Tỉnh đã tăng cường triển khai các hình thức truyền thông về chính sách pháp luật liên quan tới phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân.

Số liệu trong bảng 2.4 cho thấy, các năm qua, Chính quyền tỉnh đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh truyền thông kịp thời cho cán bộ quản lý, người dân nắm bắt được các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung ương bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về truyền thông chính sách của Trung ương kịp thời, đầy đủ, rộng khắp ở mức khá. (bảng 2.5). Cụ thể, mức điểm đánh giá của CBQL đạt mức 3,53 điểm – mức khá, còn của người dân cũng đạt mức điểm 3,13 mặc dù chưa đạt được cận khá nhưng cũng ở mức điểm khả quan.

Bằng sự nỗ lực và cố gắng huy động toàn bộ nguồn lực của Sở Nông lâm nghiệp trong công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn, hoạt động tổ chức tuyên truyền, tập huấn về chủ trương, Nghị quyết của cấp uỷ và các chính sách của chính quyền tỉnh đã được lan rộng trong toàn thể nhân dân. Các Hội nghị, hôi thảo về nông nghiệp ở tỉnh được lãnh đạo Sở Nông lâm nghiệp chủ trì tổ chức, mời cán bộ khuyến nông các huyện tham dự, từ đó tuyên truyền các văn bản, biện pháp cách thức xử lý và chủ trương của chính quyền xuống các cấp trực thuộc l nh vực quản lý. Thông qua đó, vai trò tổ chức và chỉ đạo của Sở Nông lâm nghiệp được thể hiện rõ nét.

Bảng 2.4: Triển khai truyền thông về chính sách kinh tế nông nghiệp Trung ƣơng của Tỉnh Luông Nậm Thà

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

1. Số khóa tập huấn về chính sách phát triển kinh tế

nông nghiệp 1 1 2 2

2. Số bản tin truyền thông chính sách pháp luật của

Trung ương trên truyền hình 1 1 1 1

3. Số bản tin truyền thông chính sách pháp luật của

Trung ương trên phát thanh 2 2 3 4

4. Số bản tin trên website địa phương 1 3 4 6

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Nông Lâm nghiệp - tỉnh Luông Nậm Thà, 2020 Tuy nhiên, mức điểm đánh giá của người dân thấp hơn CBQL, người dân cho biết, hình thức truyền thông của địa phương chưa thực sự phong phú nên có nhiều người dân chưa hiểu biết hết về các chính sách này.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về truyền thông về chính sách kinh tế nông nghiệp Trung ƣơng của Tỉnh Luông Nậm Thà

STT Tiêu chí Ngƣời d n CBQL

1. Truyền thông chính sách của Trung ương kịp thời,

đầy đủ, rộng khắp 3,10 3,53

Tỉnh đã “chủ động tập trung chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình; xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các cấp ủy, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể ở từng huyện, từng đơn vị trực thuộc. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch được các cấp chính quyền tỉnh vạch ra trên cơ sở tình hình thực tế ở tỉnh.” Với các kế hoạch trong 5 năm, 10 năm và tầm nhìn đến năm 2030 đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Trong đó, nổi bật lên là việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp hoạt động l nh vực nông nghiệp và các l nh vực liên quan đến dịch vụ nông nghiệp đã tích cực triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh, trên cơ sở những định hướng và ưu đãi của chính quyền địa phương trong phát triển vùng nhiên liệu nông nghiệp. Với những ưu đãi cho thuê đất nông nghiệp thời gian dài, với giá ưu đãi, các trang trại chăn nuôi lợn, trâu, bò, gà, vịt,... mọc lên nhanh chóng trong toàn tỉnh, đóng góp phần lớn lượng thực phẩm sạch cho thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất, hộ gia đình đầu tư chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp, tại sản phẩm hàng hoá và cung ứng con giống cho nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh; nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện và nuôi cá lồng, bè trên sông ngày càng phát triển. Đồng thời, diện tích các đồng cỏ tăng lên, diện tích trồng trọt cây lâu năm, cây hoa màu đan xen không ngừng được phát triển, hình thành những vùng trông hoa, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn LaoGAP.

Trên cơ sở “Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 1865/CT-TTg, ngày 17/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.” Các cấp chính quyền tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, các khu rừng còn giữ được v hoang sơ, đảm bảo môi trường sinh thái được cân bằng và đảm bảo phát triển bền vững. Thông qua đó, tỉnh đã xây dựng Đề án giao đất, khoán rừng tự nhiên gắn với giao trách nhiệm đối với các hộ gia đình, các công ty (hay còn gọi là chủ rừng) để đảm bảo đúng đối tượng, trách nhiệm trong việc chăm sóc, phát triển và bảo vệ cảnh quan, bảo vệ rừng. Từ đó, họ

có thể chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ rừng, bảo vệ và bồi đắp đất được giao có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan QLNN về nông, lâm nghiệp trong tỉnh. Tỉnh cũng đã “hoàn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành nông, lâm, thủy sản, gồm: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; quy hoạch sử dụng đất lúa, quy hoạch phát triển trồng trọt,” quy hoạch phát triển chăn nuôi, quy hoạch thủy sản, quy hoạch các khu rừng đặc dụng. Triển khai lập quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn các huyện. Các cấp, các ngành chức năng bám sát cơ sở, hướng dẫn nhân dân lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng đảm bảo hiệu quả, góp phần tăng sản lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Nhìn chung, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN đã được các cấp chính quyền địa phương thực hiện tương đối tốt. Do đó, kết quả khảo sát của CBQL về tiêu chí này ở mức khá. Trong khi đó, người dân đánh giá mức điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp được xây dựng chi tiết, rõ ràng, thực tiễn ở mức 3,02 điểm, thấp hơn so với CBQL. Nguyên nhân là do, người dân thường ít khi quan tâm, để ý tới quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương và cũng ít người dân quan tâm, tỉm hiểu đánh giá mứ độ phù hợp của quy hoạch nên đa phần lựa chọn mức điểm bình thường.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của Tỉnh Luông Nậm Thà

STT Tiêu chí Ngƣời d n CBQL

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông

nghiệp được xây dựng chi tiết, rõ ràng, thực tiễn 3,02 3,63 Nguồn: Tác giả khảo sát, năm 2020

2.2.2.2. Ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp

(i) Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng

tỉnh cụ thể hóa các chính sách phát triển KTNN của địa phương.

Thứ nhất; Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

“Với mục đích khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển hiệu quả và bền vững; góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Luông Nậm Thà có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại. Đảng ủy tỉnh Luông Nậm Thà đã ban hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, theo quyết định số 01/2016/QĐ- UBND ngày 20 tháng 1 năm 2016 của tỉnh Luông Nậm Thà. Nội dung như sau:”

* Phạm vi điều chỉnh chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Lâm nghiệp, diêm nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng nguyên vật liệu từ nông nghiệp.

- Sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Luông Nậm Thà.

* Đối tượng áp dụng của chính sách:

- “Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi là chủ đẩu tư) trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh và có phương án, dự án khả thi (sau đây gọi tắt là phương án khả thi) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn không gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của tỉnh Luông Nậm Thà.”

- “Các chủ đầu tư ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án khả thi tổ chức sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến khích của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Luông Nậm Thà.”

- “Các chủ đầu tư sản xuất giống phù hợp với mục tiêu của chương trình giống cây, con chất lượng cao của tỉnh Luông Nậm Thà.”

* Lãi suất để tính hỗ trợ lãi vay ở tỉnh Luông Nậm Thà

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào. Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước Lào thông báo hàng tháng theo quy định.”

“Mức lãi suất hỗ trợ lãi vay được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Trong trường hợp lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất hỗ trợ theo quy định thì mức lãi suất hỗ trợ được tính tối đa bằng lãi suất cho vay.”

“Cách thức áp dụng Thông báo: Tại thời điểm lãi vay của hợp đồng tín dụng cụ thể nào đó đến hạn hoặc khách hàng trả nợ vay, tổ chức cho vay dùng Thông báo hiện hành làm căn cứ so sánh để chiết tính ra được số tiền chủ đầu tư được hỗ trợ”.

* Hạng mục và mức hỗ trợ lãi vay ở tỉnh Luông Nậm Thà

“Đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận.”

Mức hỗ trợ lãi vay:

- “Hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu vay từ Quỹ xóa đói giảm nghèo của tỉnh Luông Nậm Thà được Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất 4%/năm.”

Thời hạn hỗ trợ lãi vay:

“Theo chu kỳ sản xuất của phương án được duyệt, nhưng không vượt quá 05 năm trên một phương án.”

“Đầu tư mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu và trả công lao động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại tỉnh luông nậm thà, nước CHDCND lào (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)