1.1.1 .Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở trên Thế giớ
1.2.2. Những nghiên cứ uở Việt Nam
Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực của tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập.
Quy trình đánh giá đất theo FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu.
Năm 1983, Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “ Phương pháp phân hạng đất cấp huyện”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu
của việc đánh giá phân hạng đất đã xác định và đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá đất cho từng loại cây trồng chủ yếu.
Theo Tôn Thất Chiểu (1986)[1], “Một số kết quả nghiên cứu về khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới”, Tạp chí Quy hoạch Nông nghiệp,40, Tr. 5 -12, đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất khái 22 quát toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/500.000, tác giả đã áp dụng đánh giá phân loại khả năng đất đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, kết quả đã lập ra các nhóm khả năng thích hợp của đất đai trên toàn quốc. Trong đó có 4 nhóm cho sử dụng đất nông nghiệp, 2 nhóm có khả năng sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm cho sử dụng các mục đích khác.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư: Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “ Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam”, Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” … Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết và đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995).
- Vùng đồng bằng sông Hồng đã có những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995), Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992).
- Vùng Tây Nguyên với các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyển (1995). - Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần
An Phong và Cộng sự ( 1991,1995). Kết quả là toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất 23 đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác thep Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1992)[2]. Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”, các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đa. Toàn quốc có 90 loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất lựa chọn theo Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995)[4].
Những đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả có những đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái bền vững, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Vũ Thị Bình (1995); Đoàn Công Quỳ (1997, 2001); Đỗ Nguyên Hải (2001); Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004). Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.
1.2.3. Những nghiên cứu ở Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chính vì
vậy mà việc quản lý sử dụng đất đai hợp lý phù hợp, đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết, nó được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND - UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh. Đã có một số đề tài nghiên cứu về hiệu qủa sử dụng đất trên một số huyện của tỉnh Hà Giang.