dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình. tỉnh Hà Giang
3.3.2. Giải pháp chung
Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Những phương thức sử dụng đất không hợp lý cùng với quá trình thổ nhưỡng do tác động của địa chất đã làm cho đất đai thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,... Muốn lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả các giải pháp, phương thức sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và bồi duỡng đất xem đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công này chỉ có được do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quang Bình như sau:
* Giải pháp về vốn
Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên sự phát triển của ngành nông nghiệp còn chậm, chưa đồng đều và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, từ trung ương và vốn tài trợ của nuớc ngoài.
- Huyện và các xã cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu:
+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho nông nghiệp, nông thôn: Hệ thống thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy chế biến hoặc cơ sở chế nông sản, chợ nông thôn.
+ Ðào tạo nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân.
+ Ðầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu trên đất lúa; kiến tạo ruộng bậc thang, canh tác trên đường đồng mức trên đất dốc; xây dựng phát triển các mô hình canh tác tiến bộ...
- Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, mở rộng các hình thức tín dụng dành cho nông dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Ngoài việc vay bằng tiền có thể chuyển thành vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ðối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn cần bố trí kinh phí hàng năm để tiếp tục thực hiện việc cung ứng giống lúa, ngô, chè, cam miễn phí cho các hộ nông dân thuộc diện nghèo.
- Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng.
- Tuyên truyền, tạo điều kiện để người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 và Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
*Giải pháp về Kĩ thuật
Trong cơ chế thị trường, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng, nhất là giống cây, bảo vệ thực vật, bón phân trong sản xuất nông nghiệp.
Việc đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, cần phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại từng tiểu vùng để tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
Cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nguời lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kiến thức về sản xuất theo cơ chế thị truờng .
Cần quan tâm xây dựng và hướng dẫn các quy trình bón phân cân đối cho cây trồng tại địa phương. Cán bộ khuyến nông phải bám sát dịa bàn, cùng phối hợp với ngườii dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.
* Giải pháp về thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng dất, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
Ðể có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản của huyện cần hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn đặt ở đầu mối giao thông, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. Phát triển thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, các tỉnh có nhu cầu sử dụng nông sản lớn.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
* LUT 1 Lúa: Sử dụng giống lúa năng suất và chất lượng cao, đầu tư kỹ thuật chăm sóc,cần cơ giới hóa việc làm đất cũng như thu hoạch.
* LUT 2 lúa: Cần dồn điền, đổi thửa tại các xã có các cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng. cần tu sửa, xây dựng lại hệ thống đập, mương để chủ động cho việc tưới tiêu. Sư dụng phân bón và thuốc hóa học hợp lý.
* Cây chè:
Cần phát triển các vùng chè tập trung để thuận tiện cho việc sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, nhất là các xã tại tiểu vùng 3.
Cần xây dựng thương hiệu chè có chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng riêng, xây dựng nhãn mác,logo của chè Shan tuyết.
Mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch. Đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Quang Bình. * Cây cam:
Tổ chức lại sản xuất cho các hộ trồng cam, đưa 100% số hộ trồng cam trở thành thành viên các HTX;
Phát động phong trào bồi bổ lại đất, tập trung vào chăm sóc; xây dựng chương trình tập huấn kỹ thuật từ trồng đến thu hái cam, có tài liệu kiểm chứng;
Tiếp tục chương trình phát triển cam VietGAP; quản lý chặt chẽ sử dụng và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, quảng bá, sản phẩm cam;
Xây dựng mô hình nhà vườn trồng cam gắn với du lịch...
Xúc tiến quảng bá sản phẩm cam Sành , phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh thành có nhu cầu sử dụng lớn, có thể mở các đại lý phân phối sản phẩm ở các thành phố lớn ở MB, rộng hơn nữa là xuống miền trung, miền nam. Phải hướng tới xuất khẩu cam sành nước ngoài.
Đồng thời, cũng nên quan tâm, đầu tư theo "chiều sâu" cho công nghệ bảo quản "sau thu hoạch".
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ