quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình.
Dựa vào các số liệu tổng hợp ở trên, tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình như sau:
* Đối với tiểu vùng 1:
- LUT 2 lúa: Đây là LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhưng là kiểu canh tác truyền thống, là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu nên được người dân chấp nhận. Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, thay thế những giống lúa năng suất thấp bằng những giống lúa có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng vùng chuyên canh lúa ở các xã Bằng Lang, Xuân giang.
Hình 3.2. LUT 2 Lúa tại Thị Trấn Yên Bình
- LUT Cây công nghiệp lâu năm: Đây là LUT đem lại hiểu quả Kinh tế xã hội và môi trường cao. Nên trong thời gian tới cần đều tư tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng mới.
- LUT Cây ăn quả: Đây là LUT đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trưởng cao, đặc biệt là cây cam vì vậy cần mở rộng quy mô sản xuất, năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Tiểu vùng 2:
- LUT Cây công nghiệp lâu năm: Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, với điều kiện đất đai ở địa phương, có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội của người sản xuất trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.
- LUT Cây ăn quả: Là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi nhiều công lao động, sức chăm bón phù hợp với địa hình đồi núi và khí hậu nơi đây. Nhất là cây cam, vì vậy địa phương cần triển khai tốt các chính sách
hỗ trợ nguồn vốn để người dân đầu tư tăng năng suất và chất lượng để sản xuất cam theo tiêu chuẩn VIETGAP.
Hình 3.3. Cam sành tại xã Tân Trịnh
* Tiểu vùng 3:
- LUT 1 lúa: Do điều kiện khí hậu, địa hình dốc nên chủ yếu là ruộng bậc thang, nguồn nước tưới tiêu không chủ động, phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên trên địa bàn các xã ở Tiểu vùng này chủ yếu là trồng Lúa mùa. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải đầu tư kĩ thuật, giống lúa mới có năng suất cao để đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Hình 3.4. LUT 1 lúa tại xã Xuân Minh
-LUT Cây Công nghiệp lâu năm: Đây là LUT đem lại hiểu quả kinh tế cao. Nhất là cây chè, đo địa hình chủ yếu là đối núi, khí hậu phù hợp nên cây chè phát triển tốt, chất lượng đảm bảo. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ để người dân mở rộng diện tích trồng và đầu tư kĩ thuật chăm sóc để cây chè cho năng suất và chất lượng cao.