3.3. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình. tỉnh Hà Giang
3.3.2. Giải pháp chung
Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Những phương thức sử dụng đất không hợp lý cùng với quá trình thổ nhưỡng do tác động của địa chất đã làm cho đất đai thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,... Muốn lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả các giải pháp, phương thức sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và bồi duỡng đất xem đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công này chỉ có được do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quang Bình như sau:
* Giải pháp về vốn
Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên sự phát triển của ngành nông nghiệp còn chậm, chưa đồng đều và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, từ trung ương và vốn tài trợ của nuớc ngoài.
- Huyện và các xã cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu:
+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho nông nghiệp, nông thôn: Hệ thống thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy chế biến hoặc cơ sở chế nông sản, chợ nông thôn.
+ Ðào tạo nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân.
+ Ðầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu trên đất lúa; kiến tạo ruộng bậc thang, canh tác trên đường đồng mức trên đất dốc; xây dựng phát triển các mô hình canh tác tiến bộ...
- Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, mở rộng các hình thức tín dụng dành cho nông dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Ngoài việc vay bằng tiền có thể chuyển thành vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ðối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn cần bố trí kinh phí hàng năm để tiếp tục thực hiện việc cung ứng giống lúa, ngô, chè, cam miễn phí cho các hộ nông dân thuộc diện nghèo.
- Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng.
- Tuyên truyền, tạo điều kiện để người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 và Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
*Giải pháp về Kĩ thuật
Trong cơ chế thị trường, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng, nhất là giống cây, bảo vệ thực vật, bón phân trong sản xuất nông nghiệp.
Việc đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, cần phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại từng tiểu vùng để tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
Cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nguời lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kiến thức về sản xuất theo cơ chế thị truờng .
Cần quan tâm xây dựng và hướng dẫn các quy trình bón phân cân đối cho cây trồng tại địa phương. Cán bộ khuyến nông phải bám sát dịa bàn, cùng phối hợp với ngườii dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.
* Giải pháp về thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng dất, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
Ðể có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản của huyện cần hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn đặt ở đầu mối giao thông, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. Phát triển thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, các tỉnh có nhu cầu sử dụng nông sản lớn.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
* LUT 1 Lúa: Sử dụng giống lúa năng suất và chất lượng cao, đầu tư kỹ thuật chăm sóc,cần cơ giới hóa việc làm đất cũng như thu hoạch.
* LUT 2 lúa: Cần dồn điền, đổi thửa tại các xã có các cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng. cần tu sửa, xây dựng lại hệ thống đập, mương để chủ động cho việc tưới tiêu. Sư dụng phân bón và thuốc hóa học hợp lý.
* Cây chè:
Cần phát triển các vùng chè tập trung để thuận tiện cho việc sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, nhất là các xã tại tiểu vùng 3.
Cần xây dựng thương hiệu chè có chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng riêng, xây dựng nhãn mác,logo của chè Shan tuyết.
Mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch. Đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Quang Bình. * Cây cam:
Tổ chức lại sản xuất cho các hộ trồng cam, đưa 100% số hộ trồng cam trở thành thành viên các HTX;
Phát động phong trào bồi bổ lại đất, tập trung vào chăm sóc; xây dựng chương trình tập huấn kỹ thuật từ trồng đến thu hái cam, có tài liệu kiểm chứng;
Tiếp tục chương trình phát triển cam VietGAP; quản lý chặt chẽ sử dụng và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, quảng bá, sản phẩm cam;
Xây dựng mô hình nhà vườn trồng cam gắn với du lịch...
Xúc tiến quảng bá sản phẩm cam Sành , phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh thành có nhu cầu sử dụng lớn, có thể mở các đại lý phân phối sản phẩm ở các thành phố lớn ở MB, rộng hơn nữa là xuống miền trung, miền nam. Phải hướng tới xuất khẩu cam sành nước ngoài.
Đồng thời, cũng nên quan tâm, đầu tư theo "chiều sâu" cho công nghệ bảo quản "sau thu hoạch".
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Quang Bình là một huyện thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc với tổng diện tích tựhiên năm 2017 là 79.178,26 ha. Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện hiện đang xây dựng trên địa bàn xã Yên Bình, cách trung tâm tỉnh – Thành phố Hà Giang 82 Km về phía Tây Nam. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 279 đi qua là tuyến giao thông chính của tỉnh Hà Giang đi Lào Cai; các trục đường tỉnh lộ, đường liên huyện nối với trung tâm các huyện, các xã lân cận. Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tương lai Quang Bình sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Hà Giang.
Đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 14.897,14 ha chiếm 18,81 % so với tổng diện tích tự nhiên. Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện cho ta thấy: Có 7 LUT đó là Lúa – Màu, 2 lúa – 1 màu, 1 lúa, 2 lúa, Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm,Cây CN lâu năm, Cây ăn quả tập trung vào các cây: Cam, chè, lúa, ngô, lạc, đỗ tương và rau.
Tiểu vùng 1: Có 7 LUT với 14 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Mặc dù là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhưng được người dân trồng ít vì nhiều thửa đất đai không phù hợp. LUT 2 Lúa có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở mức độ trung bình, đây là LUT phổ biến của tiểu vùng này, do điều kiện địa hình bằng phẳng hơn, nguồn nước tưới tiêu được chủ động. LUT 2 lúa, LUT Cây công nghiệp lâu năm, LUT Cây ăn quả là các LUT có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại vùng này.
Tiểu vùng 2: Có 7 LUT với 14 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất, nhất là cây cam. Đây là cây trồng mũi nhọn của các xã tại tiểu vùng này, do điều kiện đất đai và địa hình
phù hợp, cây cam phát triển tốt cho năng xuất và chất lượng cao. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Ngô mùa cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất. LUT Cây công nghiệp lâu năm và LUT Cây ăn quả là 2 LUT đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao theo hướng bền vững tại tiểu vùng này.
Tiểu vùng 3: Có 6 LUT với 8 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT cây ăn cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Đo địa hình cao, nên người dân nơi đây trồng ít cây ăn quả. Người dân ở đây chủ yếu trồng chè, đây cũng là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao. Là cây trồng mũi nhọn của các xã tại tiểu vùng này. Chè Shan tuyết ở đây cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, được người tiêu dùng ưu chuộng. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Ngô mùa cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất. Do địa hình đồi núi cao, hay có gió lớn nên cây ngô cho năng suất thấp. LUT 1 lúa và LUT Cây công nghiệp lâu năm là 2 LUT có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại tiểu vùng này.
2. Đề nghị
- Kết quả nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có thể dùng tham khảo cho hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng đất bền vững cho các huyện lân cận nằm trong vùng chuyển tiếp có điều kiện sinh thái tương tự.
- UBND huyện Quang Bình và các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, ...; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn,...
- Những giải pháp chính cho hướng sử dụng đất bền vững và cải thiện chất lượng đất nông nghiệp của huyện dựa trên cơ sở các giải pháp về vốn, kỹ thuật, thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả trên cả 3 phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Tôn Thất Chiểu (1986). “ Một số kết quả nghiên cứu về khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới”. Tạp chí Quy hoạch Nông nghiệp.40. Tr. 5 -12.
2. Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1992). Đất Đồng bằng sông Cửu Long.
Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.
3. Hội Khoa học đất (2000). Đất Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.
4. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam.Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử
dụng đất trên quan điểm phát triển sinh thái và phát triển lâu bền. Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.
5. Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài (2007). Giáo trình kinh tế tài nguyên đất. Nxb
Nông Nghiệp. Hà Nội.
6. Luật đất đai, (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Nông và các cộng sự (2014). Bài giảng đánh giá đất .Nxb
Nông nghiệp. Hà Nội.
8. Ðào Châu Thu và Nguyên Khang (1998). Ðánh giá dất. Nxb Nông nghiệp.
Hà Nội.
9. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng Vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.
10. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quang Bình. Báo cáo
kết quả sản xuất Nông lâm nghiệp năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quang Bình. Thống kê diện tích các loại cây trồng chính huyện Quang Bình năm 2017.
12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quang Bình. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Quang Bình giai đoạn 2010 – 2020.
13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quang Bình. Báo cáo Kết quả
thống kê đất đai huyện Quang Bình năm 2017.
14. Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội năm 2017,phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
15. Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình. Niên giám thống kê năm 2017.
II. Tài liệu nước ngoài
16. Landers Clay et al. (2005). Five case studies; Integrated crop/livestock ley farming with zero tillage - the win - win - win strategy for sustainable farming in the tropics. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi. Kenya.
17. Rolf Derpsch (2005). The extent of Conservation Agriculture adoption worldwide: Implications and impact. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi. Kenya.
18. FAO and IIRR (1995). Resourse management of upland areas in Southeat Asia. FARM field pocument 2. FAO Bargkok. Thailand anh IIRR. Silarg. cavite. Philippines. pp. 20.
19. Lal R. (1997). Soil management systems and erosion control. In: Soil Conservation and Management in the Humid Tropics. Ed by D.J. Greeland and R.Lai. International Book Distributors. Dehra Dun. India. First India Reprint 1989.
20. Mittelman Smith (1997). Agro and community forestry in VietNam. Recommendation for development support. the Forest and Biodiversity program. Royal Netherlands Embassy. Ha Noi Viet Nam 2.
PHỤ LỤC
PHIẾU ÐIỀU TRA NÔNG HỘ
Người điều tra: Vãi Văn Huyện Ngày điều tra:... I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ HỘ
1.Họ và tên chủ
hộ:... Tuổi:...Dân tôc:...Giới
tính:...
Thôn... Xã ...Huyện Quang Bình. tỉnh Hà Giang. 2. Tình hình lao dộng:
Tổng số nhân khẩu trong hộ:...(người)
Tổng số người trong độ tuổi lao động:………..(nguời). Trong đó số lao động nông. lâm nghiệp …… (nguời) .
3. Thu nhập
Tổng thu nhập của hộ……….(triệu đồng/ năm). Trong đó thu nhập từ nông nghiệp………..…..(%)
II.THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 2.1. Hiệu quả kinh tế 1. Kết quả sản xuất Hạng mục Đơn vị tính Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất A. Thông tin chung - Diện tích ha - Năng suất tạ/ha - Giá bán 1000 đ/kg B. TỔNG THU - Sản phẩm chính tấn - Sản phẩm phụ 1000 đ/ha
2. Tổng Chi Phí Hạng mục Đơn vị tính Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng