Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực của tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập.
Quy trình đánh giá đất theo FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu.
Năm 1983, Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “ Phương pháp phân hạng đất cấp huyện”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu
của việc đánh giá phân hạng đất đã xác định và đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá đất cho từng loại cây trồng chủ yếu.
Theo Tôn Thất Chiểu (1986)[1], “Một số kết quả nghiên cứu về khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới”, Tạp chí Quy hoạch Nông nghiệp,40, Tr. 5 -12, đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất khái 22 quát toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/500.000, tác giả đã áp dụng đánh giá phân loại khả năng đất đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, kết quả đã lập ra các nhóm khả năng thích hợp của đất đai trên toàn quốc. Trong đó có 4 nhóm cho sử dụng đất nông nghiệp, 2 nhóm có khả năng sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm cho sử dụng các mục đích khác.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư: Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “ Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam”, Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” … Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết và đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995).
- Vùng đồng bằng sông Hồng đã có những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995), Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992).
- Vùng Tây Nguyên với các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyển (1995). - Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần
An Phong và Cộng sự ( 1991,1995). Kết quả là toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất 23 đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác thep Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1992)[2]. Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”, các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đa. Toàn quốc có 90 loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất lựa chọn theo Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995)[4].
Những đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả có những đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái bền vững, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Vũ Thị Bình (1995); Đoàn Công Quỳ (1997, 2001); Đỗ Nguyên Hải (2001); Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004). Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.
1.2.3. Những nghiên cứu ở Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chính vì
vậy mà việc quản lý sử dụng đất đai hợp lý phù hợp, đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết, nó được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND - UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh. Đã có một số đề tài nghiên cứu về hiệu qủa sử dụng đất trên một số huyện của tỉnh Hà Giang.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, chi phí đầu tư sản xuất cho các loại cây trồng trên một số LUT chính của huyện Quang Bình.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành điều tra, đánh giá đối với một số cây trồng chính trên đất trồng cây hàng năm và lâu năm của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cụ thể:
+ Cây trồng hàng năm: Bao gồm các cây trồng đại diện; + Cây trồng lâu năm: Bao gồm các cây trồng đại diện.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Quang Bình; Các tài liệu, số liệu về đất đai, năng suất, sản lượng, kế hoạch chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình tại phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê huyện Quang Bình.
2.3.2. Phương pháp Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Nhằm đánh giá và phản ánh được tình hình sử dụng đất cũng như hiệu quả sử dụng đối với đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quang Bình. Chúng tôi tiến hành phân vùng và điều tra thông tin từ các nông hộ theo mỗi tiểu vùng đại diện.
Căn cứ vào địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện, chúng tôi tạm thời chia ra làm 3 tiểu vùng như sau:
+ Vùng I (Vùng thấp) bao gồm các đơn vị: Thị Trấn Yên Bình, xã Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Vĩ Thượng.
+ Vùng II (Vùng đồi núi thấp) bao gồm các xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Hà, Hương Sơn.
+ Vùng III (Vùng đồi núi cao) bao gồm các xã: Xuân Minh, Tân Nam, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa, Nà Khương.
Sử dụng phương pháp điều tra theo bộ phiếu câu hỏi có sẵn, nội dung điều tra như sau: Tình hình chung của nông hộ; diện tích canh tác, năng suất, sản lượng các loại cây trồng; chi phí sản xuất cho các loại cây trồng; mùa vụ gieo trồng; chế độ canh tác,…
Mỗi Tiểu vùng chọn 01 xã đại diện để điều tra, tiểu vùng 1 chọn Thị trấn Yên Bình, tiểu vùng 2 chọn xã Tân Trịnh, tiểu vùng 3 chọn xã Xuân Minh, mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 50 phiếu, tổng 3 tiểu vùng là 150 phiếu. Đối
tượng được điều tra là các chủ hộ hoặc người trong hộ gia đình có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có nhận thức tốt.
2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất bền vững
- Bền vững về mặt kinh tế:
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau: + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất - GTSX (GO - Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).
GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm
- Chi phí trung gian CPTG (IC - Intermediate Cost): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng GTGT (VA - Value Added): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong quá trình sản xuất đó.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp NVA (Net Value Added): Là phần trả cho gười lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.
- Giá trị ngày công lao động (Hlđ): Hlđ = VA/số công lao động/ha/năm.
- Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí) = NVA/IC + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPSX, GTGT/CPTG). Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống
cho từng kiểu sư dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.
- Bền vững về mặt xã hội:
+ Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). + Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động. + Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
+ Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng.... + Đáp ứng nhu cầu nông hộ.
- Bền vững về mặt môi trường:
+ Hệ số sử dụng đất. + Tỷ lệ che phủ. + Mức độ xói mòn.
+ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
+ Tỷ lệ diện tích đất trống được trồng rừng. + Thuốc bảo vệ thực vật
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia như: Cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, cán bộ nông nghiệp huyện, lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua phỏng vấn chuyên sâu.
2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Tổng hợp lại những số liệu, tài liệu đã thu thập được và xử lí bằng các phần mềm: Excel...
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
3.1.1. Đánh giá điều hiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Vị trí địa lí
Hình 3.1 Sơđồ vị trí địa lý huyện Quang Bình
Quang Bình là một huyện thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 22012’13” đến 22034’41” vĩ độ Bắc, từ 103056’40” đến 104017’25” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Phía Nam giáp huyện Bắc Quang và tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp huyện Bắc Quang.
Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai.
Quang Bình là huyện mới được thành lập theo Nghị Định 146 ngày 01/12/2003 của Chính phủ (được chia tách ra từ 12 xã của huyện Bắc Quang, 1 xã của huyện Xín Mần và 2 xã của huyện Hoàng Su Phì). Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên năm 2017 là 79.178,26 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện hiện đang xây dựng trên địa bàn xã Yên Bình, cách trung tâm tỉnh Hà Giang 82 Km về phía Tây Nam. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 279 đi qua là tuyến giao thông chính của tỉnh Hà Giang đi Lào Cai; các trục đường tỉnh lộ, đường liên huyện nối với trung tâm các huyện, các xã lân cận. Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tương lai Quang Bình sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Hà Giang.
b.Địa hình, địa mạo
Là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình của Quang Bình tương đối phức tạp hơn so với địa hình của Hà Giang nói chung. Có thể chia địa hình của toàn huyện thành 3 dạng địa hình chính sau:
Địa hình núi cao trung bình: Gồm phần diện tích thuộc các xã Tiên Nguyên, Bản Rịa, Xuân Minh, Tân Trịnh, Tân Bắc... với độ cao từ 900 - 1.700m. Phần lớn đất ở địa hình này đều có độ dốc trên 25o, đá mẹ lộ thiên tạo thành cụm và chủ yếu là đá granít, đá vôi và phiến thạch mi ca. Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao thay đổi từ vài chục đến 900m, phân bố ở tất cả các xã. Địa hình có dạng đồi bát úp, hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Địa hình thung lũng: Gồm có dải đất bằng thoai thoải hoặc lượn sóng ven sông Con và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu.
c. Khí hậu
Quang Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các