7 .Tổng quan nghiên cứu có liên quan
1.2. Quản lý nhà nước đối vớiphát triểnlàng nghề
1.2.2. Vai trò của quản lýNhà nước đối vớiphát triểnlàng nghề
Trước năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên, chủ trương ấy lại mở rộng một cách gượng ép thành phần kinh tế tập thể, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh một cách tràn lan kém hiệu quả và chủ yếu chỉ quan hệ ngoại giao kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa(XHCN). Chính điều này đã làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kìm hãm sự phát triển của các làng nghề.
Sau năm 1986, Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên ở giai đoạn này làng nghề chưa thực sự phát triển, chỉ mang tính chất cục bộ và không có đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Các hộ gia đình sản xuất được công nhận là chủ thể kinh tế trong nông thôn, có quyền độc lập về sản xuất kinh doanh và có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Hiện nay, Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế mà bước đột phá là định hướng cho sự phát triển làng nghề như một lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn, cung cấp và duy trì khuôn khổ cho nền kinh tế vĩ
mô; thực hiện tái phân phối, đảm bảo gắn tăng trưởng với công bằng xã hội; gắn phát triển làng nghề với bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Điều này có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền thống trên cả nước.