Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 92)

2.4 .Nhận xétchung

2.4.1 .Những ưu điểm và kết quả đạt được

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết

Trong xu thế hội nhập và mở cửa việc phát triển làng nghề không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời cũng là một phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền, địa phương trên đất nước.

Trên thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất ở các làng nghề ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục: Sản phầm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhưng ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế; các địa phương chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển làng nghề; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo; người dân chưa có kỹ năng khai thác giá trị các mặt hàng của làng nghề; cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực tại các làng nghề còn thiếu và yếu; môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng…

Làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung, phát triển

làng nghề là con đường hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia.

Hơn mười năm qua, kể từ khi thành phố Việt Trì có chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch, mảnh đất màu mỡ này phần lớn vẫn còn rất hoang hóa... Nhìn vào lịch trình tour tham quan Phú Thọ của các doanh nghiệp lữ hành, hầu như tour nào cũng chỉ có hai điểm đến gần như cố hữu là Đền Hùng và Hùng Lô. Các điểm làng nghề khác, dù đã được Nhà nước và chính quyền thành phố cũng như Tổng cục Du lịch định hướng, kêu gọi phát triển làng nghề gắn với du lịch nhưng kết quả vẫn trong tình trang đang triển khai dở dang. Nguyên nhân chính là do thừa tiềm năng nhưng thiếu định hướng phát triển một cách quy hoạch bài bản nên các làng nghề vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Trong khi du lịch làng nghề những năm gần đây đang được xem là một loại hình du lịch “homestay” được nhiều nước trên thế giới và một số điểm trong nước áp dụng rất hiệu quả. Ở đó, du khách không chỉ đến xem, tham quan, mua sắm, hơn thế, điều mà du khách thực sự thích thú là được trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất thủ công và tự trải nghiệm, khám phá. Đây chính là một trong những thành công mà làng mì gạo, bánh trưng bánh dày Hùng Lô đã tạm thực hiện được.

Tương tự như ở Hùng Lô, làng hoa đào Nhà Nít vốn là làng cổ, đường sá chật hẹp, khi đông khách, ôtô đỗ dọc đường làng kín cả lối đi. Các công trình phụ cận hỗ trợ việc đón tiếp du khách còn rất thiếu, ảnh hưởng không nhỏ đến khai thác tiềm năng du lịch. Nguyên nhân là do tâm lý cách làm du lịch ở hầu hết các làng nghề chỉ nặng về khai thác các điểm di tích sẵn có mà không chú trọng đầu tư và mở rộng các điểm lân cận. Hơn nữa, là thái độ tiếp đón khách du lịch còn chưa cởi mở, người dân hầu hết chưa biết cách marketing sản phẩm, chưa được tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức.

Tuy nhiên, ngay cả ở hai làng nghề này vẫn còn rất nhiều trăn trở. Tại làng nghề mì gạo Hùng Lô, một trong ít làng nghề được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối đồng bộ: có tàu du lịch dọc theo ven Sông Lô chạy tới tận xã, có cảng đường sông thuận lợi cho du khách đi bằng đường thủy.

Hàng năm, Hùng Lô đón một lượng lớn khách đến tham quan mua sắm. Tuy nhiên, khi lượng khách đến tham quan đông, địa phương không thế đáp ứng được nhu cầu lưu trú do cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, dịch vụ lưu trú cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài chưa thực sự phát triển.

Như vậy, để khai thác tốt hiệu quả du lịch từ các làng nghề, các công ty lữ hành thì Câu lạc bộ lữ hành Việt Trì - Phú Thọ và các hiệp hội làng nghề địa phương cần phối kết hợp với nhau cùng bàn bạc về cách giải quyết, tháo gỡ những vấn đề tồn tại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển hạ tầng, quy hoạch, sắp xếp hợp lý làng nghề. Cùng với việc kết nối tour du lịch với các làng nghề, xây dựng phòng trưng bày sản phẩm làng nghề cũng là một trong những giải pháp để giới thiệu với khách tham quan.

CHƢƠNG 3.

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.1.Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớngtăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)