Phương hướng tăng cường Quản lýNhà nước về pháttriển làng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 98)

2.4 .Nhận xétchung

2.4.1 .Những ưu điểm và kết quả đạt được

3.1.1. Phương hướng tăng cường Quản lýNhà nước về pháttriển làng nghề

a. Quan điểm và phương hướng chung

Bảo tồn và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương, phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường.

Phát triển làng nghềcần gắn kết sự tham gia của cộng đồng gắn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, góp phần thu hút khách tham quan, đa dạng hóa việc cung cấp các dịch vụ du lịch, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”.

Phát triển làng nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Đầu tư đồng bộ từ việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề đảm bảo phát triển làng nghề một cách bền vững.

Lựa chọn để phát triển một số ngành nghề và làng nghề theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, mang những nét văn hoá độc đáo riêng của địa phương và sử dụng nguồn lao động tại chỗ. Do đó đòi hỏi chuyên môn và thợ thủ công có tay nghề cao, có giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, có thị trường tốt cả trong và ngoài nước như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: đan lát, cơ khí, sơn mài, khảm trai, thêu ren, mây tre đan, điêu khắc…

Tổ chức lại một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bằng cách tập trung đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phù hợp với quy hoạch tổng

thể của Thành phố và các quy hoạch liên quan tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, đồng thời xử lý ô nhiễm môi trường tập trung.

Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới sử dụng công nghệ, kỹ thuật truyền thống, sử dụng nguyên vật liệu, lao động tại chỗ kết hợp với tổ chức khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

b.Quan điểm của thành phố và những phương hướng cụ thể

Quản lý và phát triển làng nghề phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề của cả nước. Nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh để thúc đấy tăng doanh thu từ việc bán hang và cung cấp dịch vụ cho du khách tại làng nghề và góp phần quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước với huy động nguồn lực từ mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng môi trường du lịch, tham gia đầu tư phát triển làng nghề, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tranh thủ sự đóng góp trí lực, vật lực của các nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp và các làng nghề tại địa phương.

Đảm bảo nguyên tắc giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương không bị mai một. Phát triển bền vững không làm tổn hại đến môi trường sống và môi trường tự nhiên tại các làng nghề.

Đảm bảo sự phân chia công bằng thu nhập, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp và nhân dân, đạt được mục đích tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

3.1.2 Mục tiêutăng cường quản lý Nhà nước đối với phát triển làng nghề

a. Mục tiêu tổng quát:

Những năm qua hoạt động của làng nghề trên địa bàn TP Việt Trì không ngừng hoạt động, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo những dấu ấn, bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê thông qua các sản phẩm từ nghề

truyền thống , đồng thời góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

Xưởng sản xuất mỳ sợi của gia đình anh Cao Đăng Duy là một trong những cơ sở sản xuất mỳ khô quy mô lớn nhất Hợp tác xã Mỳ gạo Hùng Lô, với diện tích trên 400m2. Để đảm bảo sản lượng phục vụ nhu cầu thị trường, gia đình anh thường xuyên thuê thêm 4-5 nhân công, với mức thu nhập bình quân 250-300 nghìn đồng/người/ngày, sản lượng mỗi ngày đạt từ 5 - 6 tạ. Nhờ sản phẩm làm ra đạt chất lượng, có thương hiệu và uy tín nên được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nơi mua và đặt hàng. Anh Cao Đăng Duy- Khu 9, xã Hùng Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ cho biết: “Nghề sản xuất mỳ gạo ở đây được duy trì quanh năm. Từ khi tham gia vào làng nghề, gai đình tôi được hỗ trợ vốn đề đầu tư máy móc, xây dựng nhà xưởng và được chuyển giao công nghệ sản xuất mới. Và đặc biệt, với uy tín của làng nghề, chúng tôi được tiếp cận thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn, sản phẩm có uy tín và chỗ đứng hơn trên thị trường trong và ngoài thành phố, thậm chí xuất khẩu ra cả nước ngoài. Chính vì đầu ra sản phẩm thuận lợi nên thu nhập của gia đình cũng tăng. Gia đình tôi rất phấn khởi và càng tích cực sản xuất để đảm bảo thu nhập ổn định”.

Cũng như nghề sản xuất mỳ ở Hùng Lô, nghề trồng rau đã xuất hiện ở Tân Đức từ lâu đời. Xưa kia vùng này là bãi Mộc ven sông nên đất nhiều phù sa, màu mỡ, rau lên xanh tốt. Hiện nay, trong làng nghề Rau an toàn Tân Đức có hơn 500 hộ dân, trong đó có gần 400 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích gần 20 ha trồng rau an toàn. Hiện nay, Rau an toàn Tân Đức đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng công nhận “Nhãn hiệu Tập thể” để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và thiết lập hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm phát huy giá trị thương hiệu “Rau an toàn Tân Đức”. Ông Nguyễn Văn Thành- Trưởng làng nghề Rau an toàn Tân Đức, TP Việt Trì khẳng định: “Bản thân mỗi người dân trong làng đều ý thức rất cao về việc trồng rau an toàn, từ khâu dọn dẹp vệ sinh quanh vườn, làm đất, sử dụng nguồn phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều phải làm theo đúng quy trình. Đặc biệt, chúng tôi chỉ sử dụng nước giếng

khoan để tưới, bởi vậy mà chúng có vị ngọt trong và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Thành phố Việt Trì hiện có 4 làng nghề được UBND tỉnh công nhận: làng nghề Chế biến Thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô, Rau an toàn Tân Đức, làng nghề Hoa đào Nhà Nít, xã Thanh Đình và làng nghề Bánh trưng, bánh giày làng Xốm, xã Hùng Lô. Cùng với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề truyền thống, Việt Trì đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề, trong đó tập trung phát triển các làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển ngành du lịch thông qua việc hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân vào đầu tư… Nhờ có hướng đi phù hợp nên các làng nghề phát triển ổn định, duy trì được mức tăng trưởng khá, tạo việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân cao gấp 2-3 lần lao động nông nghiệp.

Từ hiệu quả hoạt động của các làng nghề, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, mục tiêu trong thời gian tới là sẽ thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn với nguyên tắc cơ bản là gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ỉnh và Thành phố, phát huy thế mạnh từng địa phương và chú trọng bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, hướng đến các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, đồng thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tăng cường cho vay tín chấp để tăng cường khả năng tiếp cận của các cơ sở đến nguồn vốn ưu đãi; đồng tời đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn, ưu tiên cho các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời chú trọng đến xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tại làng nghề tham gia nghiên cứu khoa học. Về chủ trương mở rộng, xây dựng thêm các làng nghề mới, ông Phan Thanh Dương- Trưởng phòng kinh tế TP Việt Trì cho biết: “Từ

nay đến năm 2020, cùng với duy trì phát triển các làng nghề hiện có, phòng sẽ tham mưu cho UBND thành phố phát triển thêm các làng nghề mới như: Làng nghề nấu rượu truyền thống xã Hùng Lô; Làng nghề xây dựng, cơ khí thôn Nỗ Lực, xã Thụy Vân; Làng nghề sản xuất rau quả an toàn và hoa chất lượng cao, xã Sông Lô và Làng nghề dịch vụ tổng hợp phục vụ Lễ hội Đền Hùng, xã Hy Cương”.

Với sự phát triển và hiệu quả của các làng nghề trên địa bàn thành phố trong thời gian tới sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo bước chuyển dịch về cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương; góp phần xây dựng thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

b. Mục tiêu cụ thể

Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lực lượng đội ngũ chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, cải tiến mẫu mã…

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thống có giá trị văn hóa, giá trị kinh tế bên cạnh việc cải tạo các công trình văn hóa, phúc lợi như đình, chùa, nhà thờ tổ nghề, cây xanh, khu vui chơi giải trí…

Xây dựng và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, bao gồm những làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển, có cảnh quan và vị trí thích hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nước và của Thành phố Việt Trì.

Xã hội hóa việc đầu tư phát triển nghề và làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trường cholàng nghề theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

Giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình đô thị hoá.

Xây dựng và cải tạo hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện…

c. Mục tiêuphấn đấu

Góp phần đưa tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của Thành phố đạt 8,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố đến năm 2020. Tốc độ tăng trưởng sản xuất trong các làng nghề thành phố Việt trì qua các giai đoạn:thời kỳ 2012-2016 tăng bình quân khoảng 19,5-20,5%; thời kỳ 2016- 2020 tăng bình quân khoảng 20-21%.

Khôi phục và bảo tồn những làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một.Triển khai đầu tư xây dựng một số làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.Triển khai đầu tư xây dựng xử lý ô nhiễm môi trường cho những làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Góp phần đưa doanh thu của ngành du lịch thành phố tăng bình quân từ 16-18%/năm. Triển khai công tác xây dựng đề án, chuẩn bị đầu tư kết hợp với du lịch nghề (xem phụ lục 5)đồng thời xây dựng và phát triển các làng nghề kết hợp với du lịch(xem phụ lục 6). Đón từ 300.000-500.000 lượt khách quốc tế và từ 2.000.000-3.000.000 lượt khách nội địa.

Tạo việc làm ổn định cho khoảng hơn trăm ngàn đến hai trămngàn lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 20.000 lao động. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25-30 triệu đồng/năm vào năm 2025 và đạt 35-40 triệu đồng vào năm 2030.

3.2Một số giải pháp để tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới.

Để khai thác và phát huy nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về du lịch làng nghề, cần có những giải pháp đồng bộ, được sự hợp tác và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ của nhiều cơ quan trung ương cũng như địa phương và cơ sở làng nghề. Bên cạnh đó cần có sự phối kết hợp các chính sách tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương theo từng thời kỳ cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các Bộ, Ban ngành để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển làng nghề. Dưới đây, xin nêu một số giải pháp chủ yếu:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề ở các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)