Dân số biến động tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 60)

TT Tỷ lệ (%) Năm

2015 2016 2017

1 Sinh 1,59 1,44 1,76

2 Tử 0,62 0,7 0,75

3 Tăng tự nhiên 0,97 0,74 1,01

Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1 (2017)

Trên địa bàn quận có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh có chiếm 89,48%, người Hoa có chiếm 10,28%; các dân tộc khác chiếm 0,24%. Tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn quận khá phong phú, với các giáo: Phật giáo chiếm 36,82% tổng số dân, Thiên chúa giáo chiếm 8,40% tổng số dân, Tin lành chiếm 0,56% tổng số dân, tôn giáo khác chiếm 1,76% tổng số dân. Còn lại khoảng 52,46% tổng số dân không theo tôn giáo. Biến động dân số tự nhiên, theo kết quả thống kê, tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2017 của quận là 1,01%, tăng so với các năm trước đây. Nguyên nhân là do tỷ lệ sinh tăng cao.

b. Lao động việc làm và thu nhập.

+ Về lao động: Tính đến ngày 31/12/2017, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn quận là 115.338 người, chiếm tỷ lệ 62,62% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung phần lớn ở những phường có dân số đông như: Tân Định (16.192 lao động), Nguyễn Cư Trinh (16.906 lao động), Đa Kao (12.969 lao động). Qua đó cho thấy lực lượng lao động của Quận 1 khá dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao, đủ sức tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đây là nguồn lực rất quan trọng, có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của toàn quận.

tâm dạy nghề quận 1 đã đào tạo cho 2.282 học viên; trong đó toàn bộ là lao động đào tạo theo hệ ngắn hạn là 2.282 học viên (tin học: 774 học viên, điện và điện tử: 11 học viên, uốn tóc và trang điểm: 415 học viên, các nghề khác: 1.082 học viên).

+ Về thu nhập: Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực, chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương tự là sự gia tăng phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắ m, học hành, vui chơi giải trí khác. Tỷ lệ hộ có tiện nghi sinh hoạt tăng đáng kể như: tỷ lệ hộ gia đình có xe máy tăng từ 90 % năm 2015 lên 92,00% năm 2017; tỷ lệ gia đình có viddeo tăng từ 64,05% năm 2015 lên 70,00% năm 2017.

Bảng 3.7. Tình hình mức sống dân cư Quận 1 qua các năm (2015 - 2017)

TT Nội dung 2015 2016 2017

1 Tỉ lệ gia đình có xe gắn máy 90 90,02 92

2 Tỉ lệ gia đình có ti vi (%) 95,06 97,08 97,2

3 Tỉ lệ gia đình có Viddeo (%) 64,05 65 70

4 Tỉ lệ gia đình có tủ lạnh (%) 75,1 75,15 76

5 Chi tiêu bình quân/ người/tháng (1.000đ) 2.000 2.800 2.900

Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1 (2017)

3.1.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

3.1.4.1. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của quận tương đối hoàn chỉnh; các tuyến đường bộ liên kết với nhau và nối kết với khu vực lân cận của thành phố, gần bến cảng Sài Gòn. Vì vậy, Quận 1 rất thuận lợi và có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế.

- Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của quận có 133 tuyến đường đã được bê tông, nhựa hóa, chiều rộng mặt đường bình quân là 10m, trong đó có các tuyến đường quan trọng như: Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,...Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đạt trên 100%. Đặc biệt là khi Đại lộ Võ Văn Kiệt và hầm vượt sông Sài Gòn được đưa vào sử dụng đã

góp phần kết nối giao thông của Quận 1 với các quận khác trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm một số hẻm đã được cải tạo nâng cấp bê tông và nhựa hoá tạo điều kiện cải thiện đời sống, đi lại của nhân dân.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông bộ của Quận 1 đang có dấu hiệu quá tải trong những năm gần đây, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của quận; đặc biệt vấn đề bãi đỗ xe cho khu vực trung tâm thành phố chưa được bố trí, đang là bài toán nan giải cho các cơ quan quản lý Nhà nước của quận 1 và thành phố, tác động đến sự phát triển chung của quận. Do đó, trong thời gian tới, quận 1 và thành phố cần có những giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán này.

- Giao thông đường thủy: Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, Quận 1 còn có ưu thế lớn với giao thông thủy cũng thuận tiện cho việc mở cửa, giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, tiếp cận với các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội,... Hệ thống kênh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ Thành phố đi các nơi khác và ngược lại. Dọc bờ sông, kênh có nhiều cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan,...tạo thành những yếu tố mở trong giao thương dịch vụ, hải cảng. Bên cạnh đó, trên cơ sở các tuyến giao thông thủy, quận 1 có thể phát triển loại hình du lịch trên sông, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của quận nói riêng và thành phố nói chung.

3.1.4.2. Công trình bưu chính viễn thông

Xác định bưu chính viễn thông là chìa khóa trong hội nhập Quốc tế và là một tiền đề tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư. Là trung tâm của thành phố, mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện của quận 1 ngày càng được hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin trên địa bàn. Tỷ lệ sử dụng điện thoại bàn tăng dần qua các năm. Trong thời gian qua, với sự phát triển ồ ạt của mạng lưới điện thoại di động đã làm cho bưu chính viễn thông trên địa bàn quận 1 ngày càng phát triển với số lượng thuê bao di động ngày càng tăng.

3.1.4.3. Cơ sở giáo dục - đào tạo

công lập và 10 trường ngoài công lập; Bậc tiểu học có 20 trường, trong đó có 16 trường công lập, 04 trường ngoài công lập; Bậc trung học cơ sở có 13 trường, trong đó có 10 trường công lập, 03 trường ngoài công lập;

Tuy có sự quan tâm đầu tư xây dựng sửa chữa trường lớp thường xuyên nhưng do hạn chế về quỹ đất giáo dục ở quận 1 nên khả năng đáp ứng chuẩn về diện tích đất của thành phố là 4 m2/ học sinh là rất khó thực hiện.

3.1.4.4. Cơ sở y tế

Các hoạt động về y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tiến triển khá tốt, đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉ tiêu theo Chương trình y tế Quốc gia và các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ đề ra. Khống chế tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1% và tỉ lệ sinh con thứ 3 dưới 3%. Với nhiều nỗ lực, Quận 1 đã góp phần ngăn chặn, hạn chế được dịch bệnh (SARS, HIV - AIDS, dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết)... Các cơ sở y tế của Quận và 10 phường được tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Đảm bảo chất lượng cho các hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại địa bàn.

3.1.4.5. Đất chợ

Tổng diện tích đất chợ của quận 1 là 2,37 ha, chiếm tỷ lệ 0,62% tổng diện tích đất phát triển hạ tầng toàn quận.

Chợ truyền thống là một trong những nét văn hóa của người dân Nam bộ nói chung và vùng đất Sài Gòn nói riêng. Hiện nay, mỗi phường của quận 1 đều có 01 chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, trong đó có những chợ đã có bề dày lịch sử lâu đời như chợ Bến Thành, chợ Tân Định, chợ Thái Bình.Đặc biệt chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chợ được hình thành từ lâu đời nên đã cũ kỹ hoặc xuống cấp, không đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ. Do vậy, trong thời gian tới cần quan tâm cải tạo, nâng cấp hoặc di dời các chợ truyền thống trên địa bàn quận nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân.

3.1.4.6. Hệ thống cấp điện

điện sử dụng cho sản xuất kinh doanh, điện phục vụ cho tiêu dùng dân cư cũng rất cao. Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn Quận với nguồn cung cấp điện từ lưới điện các trạm biến áp 110/15KV và 66/15KV; mạng lưới điện trung áp trên không 15KV và 15KV/0,4KV, các trạm biến áp này phần lớn đặt ở ngoài trời hoặc treo trên trụ cao làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và kém an toàn. Nhìn chung về cơ bản nguồn điện đã cung cấp đủ điện năng cho sinh hoạt gia đình (100% hộ sử dụng điện) cũng như hệ thống chiếu sáng công cộng và sản xuất. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng được đẩy mạnh trên toàn quận trong thời gian vừa qua.

Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn quận còn có mạng lưới các trạm xăng dầu cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động phương tiện giao thông, đáp ứng được nhu cầu trong nhân dân.

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận 1

3.2.1. Công tác quản lý đất đai

Kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2014), được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, UBND quận cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai theo thẩm quyền của quận 1 về cơ bản đã từng bước đi vào nề nếp, có hiệu quả hơn. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước của quận trong thời gian qua như sau:

3.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

UBND Quận thường xuyên tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các cơ quan trung ương như Luật Đất đai 2013, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ, trong đó chủ yếu là các quy định có liên quan đến việc quy định trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của cấp quận như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất; góp vốn, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đăng ký biến động sử dụng đất,...cho các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân. Ngoài ra, quận cũng nhận được nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính cùng với các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh (với hơn 100 văn bản, gồm 11 nghị quyết,

10 chỉ thị, 95 quyết định điều chỉnh đầy đủ 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố).

UBND Quận đã giao phòng, ban và UBND của 10 phường triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất. Đây được xem là những cơ sở pháp lý quan trọng để Quận và các phường trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và sự chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận 1 đã tổ chức đo vẽ, xác định địa giới hành chính của quận và của các phường trên địa bàn quận. Địa giới hành chính của các phường được đo đạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Năm 2011, UBND Quận 1 kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 09/02/2011 để kiểm tra, khảo sát, điều chỉnh ranh địa giới hành chính trên địa bàn quận.

Bản đồ hành chính toàn quận được xây dựng ở tỷ lệ 1/5.000 và các phường ở tỷ lệ 1/2000.

3.2.1.3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Quận đã và đang thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá đất theo hướng địa chất công trình. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác lập bản đồ địa chính được triển khai thực hiện bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Toàn bộ 10 phường đã được đo đạc và lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200; 1/500; 1/1.000. Đây là cơ sở để quận tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

Theo quy định của pháp luật đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo mỗi kỳ kiểm kê đất đai (định kỳ 5 năm) ở cả 04 cấp (cả nước, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp

lập trên cơ sở bản đồ địa chính số được đo vẽ chính quy năm 2003, sau đó tổng hợp thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của quận 1 theo đúng quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đặc biệt là cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Năm 2010, UBND quận 1 đã xây dựng QHSDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) của quận. Đến năm 2013, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3291/QĐ- UBND ngày 31/07/2013 phê duyệt các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Quận 1. Song song đó, UBND Thành phố cũng đã ban hành 10 quyết định phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của 10 phường thuộc quận 1. Sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt, UBND quận đã giao phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các phòng, ban và UBND của 10 phường tổ chức công khai quy hoạch, đồng thời thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được UBND thành phố xét duyệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quận trong những năm qua.

Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch trên địa bàn Quận 1 gặp nhiều khó khăn do có sự chồng chéo giữa các loại quy hoạch, đặt biệt là tồn tại song song 02 loại quy hoạch là quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch sử dụng đất với hệ thống chỉ tiêu khác nhau.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 1, kết quả giao đất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)