Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

Phần I : MỞ ĐẦU

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Khái quát điều kiện phát triển của tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh miền núi, thuộc vùng Trung du Miền Bắc

Bộ, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2 , có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây

Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai- Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây - Đông Bắc với cả nƣớc và quốc tế. Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km, cách cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) và cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) khoảng 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 200 km, là nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn ở Miền Bắc Việt Nam là sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Đây là lợi thế để Phú Thọ có thể giao lƣu kinh tế - văn hoá với bên ngoài, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

- Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa hè thời tiết nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông ít mƣa và lạnh, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 độ C, lƣợng mƣa trung bình khoảng 23 độ C, độ ẩm trung bình 85%- 87%. Nhìn chung, khí hậu của Phú Thọ bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, tạo môi trƣờng khí hậu trong lành, còn là những tiềm ẩn thiên tai, gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống.

- Đất: Phú Thọ có 22 loại đất, hợp thành 12 loại chủ yếu và phân thành 4 nhóm: Nhóm đất feralit đỏ vàng, với diện tích lớn 33% tổng diện tích đất tự

nhiên toàn tỉnh, có độ phì khá, phù hợp với cho phát triển cây công nghiệp lâu năm. Nhóm đất feralit trên núi, chiếm gần 30% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu thích hợp cho phát triển trồng rừng và tái sinh rừng. Đất phù sa cổ: Loại đất này chiếm tỷ lệ nhỏ 9,2%, thƣờng là đồi bát úp, thích hợp với trồng rừng, cây ăn quả lâu năm, thích hợp với xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Còn lại là đất phù sa bồi và đất dốc tụ: thích hợp với việc gieo trồng các cây lƣơng thực, cây lúa, cây màu ngắn ngày.

- Nước:

Nƣớc mặt: Phú Thọ có nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, với ba con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà và sông Lô hợp thành hệ thống sông Hồng. Ngoài ra, Phú Thọ còn có gần 130 sông suối nhỏ, nằm rải rác khắp nơi trong tỉnh. Với mạng lƣới sông ngòi phong phú nhƣ vậy, không chỉ giúp cho việc cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt, tạo điều kiện cho giao thông đƣờng thuỷ, mà còn giúp cân bằng môi trƣờng sinh thái. Ngoài ra, Phú Thọ

còn nhiều hồ, đập, trong đó có trên 110 chiếc có dung tích trên 200.000 m3…

Các hồ, đập này vừa có tác dụng tích nƣớc đáp ứng cho công tác thuỷ lợi, vừa có tác dụng điều hoà khí hậu và có một số hồ có cảnh quan đẹp còn trở thành điểm tham quan, du lịch cho khách thập phƣơng.

Bên cạnh đó, Phú Thọ còn luôn đƣợc bổ sung một lƣợng nƣớc mƣa thƣờng xuyên, mức độ trung bình từ 1600- 1700 mm/ năm. Đồng thời có lƣợng nƣớc ngầm chất lƣợng khá tốt và có trữ lƣợng tƣơng đối lớn. Có thể nói, tài nguyên nƣớc ở Phú Thọ rất dồi dào, đủ đáp ứng yêu cầu của tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên cần có quy hoạch bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, theo hƣớng lâu dài, bền vững.

- Khoáng sản: Phú Thọ có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, với 215 mỏ quặng và điểm quặng. Trong số đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Điển hình có những loại khoáng sản có trữ lƣợng

khá và chất lƣợng tốt nhƣ Cao lanh- feldspat (gồm 49 mỏ, với trữ lƣợng dự báo trên 20 triệu tấn); đá xây dựng có ở 55 khu vực, với trữ lƣợng khoảng gần

940 triệu m3. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành

công nghiệp của tỉnh.

- Tài nguyên rừng, đất rừng:

Phú Thọ có đất lâm nghiệp với diện tích là 167. 425,5 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 102.063,3 ha, đất rừng phòng hộ 54.779,1 ha và đất rừng đặc dụng là 10.583,1 ha. Với độ che phủ lớn đạt gần 48%, rừng đã cung cấp một khối lƣợng lớn nguyên liệu, gỗ cho công nghiệp chế biến, điều hoà khí hậu. Đặc biệt, với hai khu vực rừng nguyên sinh là khu vực Đền Hùng và rừng quốc gia Xuân Sơn, có tác dụng lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học, tác động tích cực trong bảo vệ, cải thiện môi trƣờng và còn có khả năng phát triển du lịch sinh thái.

- Về đa dạng sinh học:

Phú Thọ có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra, gỗ có đến 8 nhóm, động vật có 150 loài, trong đó có 50 loài thú, đặc biệt có những loài thú quý hiếm nhƣ gấu, hƣơu, vƣợn quần đùi, khỉ bạc má... và khoảng 100 loài chim. Nhiều nơi có những cảnh quan thiên nhiên và di tích kỳ thú nhƣ khu di tích lịch sử Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn ở huyện Tân Sơn, rừng cảnh quan Núi Nả, đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, khu mỏ nƣớc nóng Thanh Thuỷ... Những địa danh này không chỉ là nơi thu hút khách du lịch tham quan, là tiềm năng cho phát triển ngành du lịch, mà còn có tác dụng rất tốt trong điều hoà khí hậu, cải thiện môi trƣờng trong khu vực.

Có thể nói, Phú Thọ có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho phát triển các lĩnh vực của nông thôn.

2.1.1.2. Điều kiện xã hội

- Về dân số: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 ƣớc tính 1.404,1 nghìn ngƣời, tăng 0,8% so với năm trƣớc, trong đó: nữ chiếm khoảng 50,7%; dân số thành thị chiếm 19,1%; tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,40‰.

- Về nguồn nhân lực: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2018 là 769,4 nghìn ngƣời, tăng 8,6 nghìn ngƣời so với năm 2017, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,5% tổng số, giảm 3,2 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ƣớc đạt 22,7%, tăng 1,1 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%. [13].

- Về trình độ học vấn: Nếu so với cả nƣớc thì trình độ học vấn của dân cƣ Phú Thọ hiện nay vào loại khá. Số ngƣời chƣa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh. Trong khi đó xét trên phạm vi cả nƣớc có tới 3,5% số ngƣời chƣa biết chữ. Trên địa bàn tỉnh có 2 trƣờng đại học, 10 trƣờng cao đẳng, 3 trƣờng trung học chuyên nghiệp, 604 trƣờng phổ thông các cấp [14, tr.491].Với những kết quả đạt đƣợc, Phú Thọ đƣợc đánh giá là một trong 10 tỉnh thành có nền giáo dục phát triển khá. Đây chính là điều kiện quan trọng, tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi để Phú Thọ có thể nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nông thôn ở tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)