Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ xây dựng
1.2.5. Hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp
1.2.5.1. Kết quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp
- Số lƣợng các công trình đã đƣợc xây dựng phục vụ phát triển nông nghiệp. Từ số công trình/dự án đã hoàn thành đầu tƣ và trên cơ sở quyết toán sẽ tổng hợp đƣợc giá trị tài sản có đƣợc nhờ hoàn thành việc đầu tƣ.
- Tổng số vốn đầu tƣ đã thực hiện xây dựng các công trình phục vụ phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở quyết toán sẽ biết đƣợc con số này.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp.
1.2.5.2. Hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp
Hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp thể hiện thông qua hiệu quả thực hiện ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp. Nó cấu thành bởi hiệu quả các khâu trong quy trình ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp: đề xuất chủ trƣơng - lập kế hoạch/xây dựng hồ sơ dự án - thẩm định kế hoạch/dự án - tổ chức thực hiện đầu tƣ (gồm cả lựa chọn nhà thầu và thực hiện thi công) - đánh giá hoàn thành việc đầu tƣ và quyết toán.
Để đánh giá hiệu quả thực hiện ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải có chỉ tiêu. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn tác giả cho rằng, cần sử dụng các chỉ tiêu chính sau đây:
- Tỷ lệ vốn đầu tƣ trở thành tài sản trong ĐTXD công trình phục vụ phát triển nông nghiệp (T). Sau khi quyết toán sẽ xác định đƣợc giá trị tài sản (G) đã hoàn thành đầu tƣ. Lấy G chia cho tổng vốn đã thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình và nhân với 100 sẽ đƣợc tỷ lệ T. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt và ngƣợc lại.
- Tỷ lệ lãng phí vốn trong ĐTXD công trình phục vụ phát triển nông nghiệp. Tổng hợp số vốn lãng phí do khâu lập kế hoạch, dự án đầu tƣ mà thực tế chƣa cần thiết mà sau khi đầu tƣ hoàn thành không hoặc ít sử dụng trong thực tiễn.
- Tỷ lệ thất thoát vốn trong ĐTXD công trình phục vụ phát triển nông nghiệp. Tổng hợp số vốn bị thất thoát ở các khâu lập kế hoạch (đội vốn công trình), gian dối giá nguyên vật liệu và thiết bị trong quá trình thực hiện đầu tƣ công trình.
- Nợ động vốn đầu tƣ trong ĐTXD công trình phục vụ phát triển nông nghiệp. Tổng hợp số vốn nợ đọng so với tổng vốn đầu tƣ đã thực hiện hoặc so với tổng vốn đã ghi trong kê shoachj đƣợc duyệt. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và ngƣợc lại.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD nông nghiệp cần chú ý thỏa đáng đến vấn đề thực hiện chủ trƣơng của Đảng về ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hàng Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tỉnh Phú Thọ đã xác định đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng đi trƣớc một bƣớc, là bƣớc đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó đầu tƣ kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn cần đƣợc ƣu tiên và đặc biệt chú trọng.
Căn cứ trên chủ trƣơng, định hƣớng nêu trên, UBND tỉnh Phú Thọ đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ đầu tƣ và Sở Nông nghiệp và PTNT ký hợp đồng ủy thác với Ban Quản lý dự án đầu tƣ XDCT Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các công trình, dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Công tác QLNN đối với các dự án đầu tƣ xây dựng lĩnh vực nông nghiệp đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ, các Sở ngành, Ban Quản lý dự án chuyên ngành quan tâm chú trọng giám sát, quản lý thực hiện tuân thủ đầy đủ quy trình, quy phạm về đầu tƣ xây dựng hiện hành. Các dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng đáp ứng theo tiến độ thực hiện dự án đƣợc phê duyệt và phát huy tốt hiệu quả đầu tƣ, không xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản, khi đƣa vào khai thác sử dụng phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp
(1). Chủ trƣơng ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp: Sự đúng đắn và chính xác của chủ trƣơng sẽ quyết định hiệu quả ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong chủ trƣơng đầu tƣ đã có các dự án ĐTXD công trình cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp.
(2). Chất lƣợng lập kế hoạch, dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp ảnh hƣởng lớn đến tình trạng lãng phí vốn nhà nƣớc. Tổ chức tƣ vấn lập kế
hoạch và dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp quyết định chất lƣợng kế hoạch và dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp.
Để làm rõ hơn các yếu tố tác giả sử dụng hình thức sơ đồ hóa để mô tả tƣ tƣởng và quan điểm của mình.
Hình 1.5: Sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
(Nguồn: Tác giả)
(3). Chất lƣợng thẩm định kế hoạch, dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp ảnh hƣởng lớn đến tình trạng thất thoát vốn nhà nƣớc. Chất lƣợng lực lƣợng tƣ vấn thẩm định và sự trung thực của họ có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp.
(4). Hiệu quả hoạt động của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và của Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT (nhất là Chất lƣợng đấu thầu và nhà thầu ảnh hƣởng lớn đến tình trạng thất thoát vốn nhà nƣớc). UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án, giao Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt hoạt động, chất lƣợng hoạt động của Ban Quản lý dự án quyết định lớn đến hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình nông nghiệp.
UBND tỉnh Chủ trƣơng ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp
Chất lƣợng lập và thẩm định dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực NN
Chất lƣợng hoạt động của Sở NN&PTNN và của Ban
quản lý dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực NN Thực hiện việc đầu tƣ dự án ĐTXD công trình trong lĩnh vực nông nghiệp Nhà thầu
(5). Chất lƣợng nhà thầu: Nhà thầu vật tƣ thiết bị và nhà thầu thi công xây dựng công trình ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình nông nghiệp. Trong thực tế, nhà thầu móc nối với các cơ quan đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ đến các tổ chức lập, tổ chức thẩm định kế hoạch, Dự án đầu tƣ đến khâu cung cấp vật tƣ, thiết bị, cấp vốn và tổ chức đánh giá, quyết toán đầu tƣ để đội vốn hoặc kéo dài thời gian thi công cũng để tăng vốn đầu tƣ. Do đó, nếu không khéo sẽ làm giảm hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD công trình nông nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu dựng trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu
1.3.1. Một số kết quả đạt được
"Giai đoạn 2015-2017, Ban Quản lý dự án xây dựng công trình nông nghiệp nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đƣợc UBND Tỉnh giao, kết quả đạt đƣợc nhìn chung là tích cực. Bộ máy tổ chức của Ban, hoạt động ổn định nề nếp.
Bảng 1: Số lƣợng dự án do Ban Quản lý dự án Bạc Liêu làm chủ đầu tƣ giai đoạn 2015-2017 Năm Số dự án Thành phố Bạc Liêu Huyện Hòa Bình Huyện Vĩnh Lợi Huyện Hồng Dân Huyện Phƣớc Long Huyện Giá Rai Huyện Đồng Hải 2015 38 4 3 8 3 7 4 9 2016 54 7 9 11 7 6 10 4 2017 64 8 7 8 12 9 6 14 Cộng 156 19 19 27 22 22 20 27
(Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Bạc Liêu)
Số lƣợng công trình mà Ban Quản lý dự án xây dựng công trình nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bạc Liêu đƣợc giao quản lý trong giai đoạn 2013-2017 là 156 công trình. Ban đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn của Nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng các công trình trên từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng. Việc tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ đến hoàn thành dự án đƣa vào khai thác sử dụng bƣớc đầu đƣợc thực hiện nhịp nhàng, bài bản theo đúng các quy định của Nhà nƣớc.
Trong quá trình quản lý dự án chƣa xảy ra hiện tƣợng bị chậm tiến độ quá lâu. Ban Quản lý dự án thƣờng xuyên tổ chức họp giao ban với đơn vị thi công, đơn vị tƣ vấn giám sát để tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thi công.
Nhìn chung, các dự án đều đƣợc đầu tƣ đúng mục đích, phục vụ đời sống an sinh xã hội. Việc quản lý dự án cho từng công trình cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng cơ bản. Mặc dù, tiến độ thực hiện của một số công trình bị chậm so với kế hoạch của dự án, song vẫn nằm trong khả năng kiểm soát và đã đƣợc gấp rút triển khai. Kế hoạch vốn đƣợc giao hàng năm cho Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tƣ đều thực hiện giải ngân đạt từ 92% so với kế hoạch cấp trên giao.
* Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình nông nghiệp
Giai đoạn 2013-2017, Ban Quản lý dự án đã thực hiện tốt công tác quản lý dự án, từ khâu lựa chọn tƣ vấn thiết kế cho đến khâu thẩm tra, thẩm định; lựa chọn nhà thầu thi công; lựa chọn tƣ vấn giám sát và thanh toán các khối lƣợng công việc hoàn thành trong 03 giai đoạn đầu tƣ, từ chuẩn bị dự án, thi công và kết thúc đƣa công trình vào khai thác sử dụng. Các công trình đều đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng yêu cầu vê chất lƣợng, khi đƣa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tƣ.
* Những hạn chế trong công tác quản lý dự án xây dựng
Hạn chế trong khâu quản lý, điều hành dự án của Ban Quản lý dự án: Khâu quản lý dự án hiện nay vẫn còn hạn chế, công tác lựa chọn nhà thầu tƣ vẫn chƣa đảm bảo, dẫn đến lựa chọn phải đơn vị tƣ vấn có năng lực kém. Đáng chú ý, năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức tham gia công tác Quản lý dự án còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng nhận thức, phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan chƣa đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện còn để xảy ra thiếu sót, vi phạm.
Hạn chế trong khâu khảo sát, lập dự án đầu tư: Chất lƣợng hồ sơ thiết kế, dự toán còn nhiều hạn chế, thiếu chuẩn xác, còn chƣa đƣa ra đƣợc giải kế phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình. Thiết kế dựa vào các số liệu khảo sát chƣa chính
xác dẫn đến nhiều chi tiết thiếu khả thi, phải điều chỉnh bổ sung, làm chậm tiến độ, gây lãng phí, hiệu quả công trình thấp.
Một số dự án bản vẽ thiết kế thi công chất lƣợng còn chƣa đạt yêu cầu, nhiều chi tiết thiếu kích thƣớc, mặt cắt, quy cách cấu tạo, dự toán lập không chính xác, tính sai khối lƣợng, áp sai đơn giá và chế độ chính sách làm tăng chi phí đầu tƣ. Hoạt động giám sát chƣa nghiêm túc, hiệu quả chƣa cao.
Bảng 2: Tình hình giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2015-2017 (tỷ đồng)
Năm Tổng vốn giao theo KH Giải ngân Đạt so với KH (%)
2015 74.686 69.047 92,45
2016 98.566 94.131 95,5
2017 121.850 116.550 95,65
Cộng 295.102 279.728
(Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Bạc Liêu) Hạn chế trong khâu thẩm tra dự án: Chất lƣợng hồ sơ dự án cũng nhƣ thiết kế, tổng dự toán chƣa đề cập hết các nội dung của một dự án theo quy định về số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng, công tác dự báo... Cơ quan thẩm tra cũng chƣa tập trung xem xét kỹ các nội dung của dự án và chủ quan tin tƣởng hồ sơ do chủ đầu tƣ cung cấp và sự giám sát của đơn vị tƣ vấn, chỉ tập trung vào kiểm tra các thủ tục pháp lý. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều dự án đƣợc tƣ vấn, thẩm tra sơ sài, khi triển khai lại phải điều chỉnh thiết kế làm tăng tổng mức đầu tƣ.
Một số đơn vị tƣ vấn thẩm tra còn thiếu tinh thần trách nhiệm, trong quá trình thẩm tra không phát hiện ra các sai sót của tƣ vấn khảo sát thiết kế, dự toán. Khâu đóng dấu thẩm tra không thực hiện kiểm soát hồ sơ dẫn đến còn có những bất hợp lý trong thiết kế, hoặc có sự không thống nhất giữa các bản vẽ và dự toán.
Hạn chế trong khâu triển khai đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công: Nhận thức, hiểu biết của những ngƣời làm công tác đấu thầu còn chƣa đúng, chƣa đầy đủ. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu không đƣợc chỉ dẫn cụ thể, thiếu đào tạo cơ bản, điều này dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền để thực hiện các hành vi nhƣ gạt bỏ các nhà thầu không mong muốn và tạo cơ hội thắng thầu cho các nhà thầu có chủ định.
Các quy định về điều kiện tiên quyết đối với các nhà thầu đƣợc áp dụng một cách tuỳ tiện, dẫn đến tình trạng coi những điều kiện không cơ bản trở thành điều kiện tiên quyết để gạt nhà thầu và ngƣợc lại chuyển điều kiện cơ bản thành điều kiện không tiên quyết để tạo cơ hội cho các nhà thầu không đủ tiêu chuẩn lọt vào danh sách, thậm chí thắng thầu".
Một số công trình khi đƣa vào sử dụng kém chất lƣợng, không mang lại hiệu quả do năng lực nhà thầu yếu: Rất nhiều nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thi công về năng lực máy móc thiết bị, khả năng ứng vốn, tiến độ thực hiện. Nhiều hạng mục thi công không đúng hồ sơ thiết kế đƣợc duyệt nhƣng vẫn nghiệm thu, thanh toán đúng nhƣ bản vẽ thi công đƣợc duyệt. Việc lập hồ sơ hoàn công cũng không đúng quy định: ghi nhật ký, lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công (thƣờng lấy bản vẽ thiết kế làm bản vẽ hoàn công).
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ
Từ thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tƣ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cả nƣớc và tỉnh Bạc Liêu cho thấy, để phát huy các kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý dự án xây dựng công trình nông nghiệp, nông thôn, khắc phục những hạn chế, thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần tập trung thực hiện các giải pháp về tổ chức quản lý dự án xây dựng, nâng cao công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế, công tác thẩm tra dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công… Cụ thể:
Thứ nhất, "phải hoàn thiện tổ chức quản lý dự án xây dựng: Cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chuyên môn của Ban Quản lý dự án; nghiên cứu và bố trí cán bộ sao cho đúng chuyên môn nghiệp vụ, có hiệu quả. Đặc biệt, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ hai, phải nâng cao công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế: Cụ thể là cần lựa chọn nhà thầu thiết kế có đủ tƣ cách pháp nhân, đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn thiết kế các dự án theo đúng ngành nghề đã đăng ký; nhà thầu Phải