Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ xây dựng
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ
Từ thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tƣ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cả nƣớc và tỉnh Bạc Liêu cho thấy, để phát huy các kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý dự án xây dựng công trình nông nghiệp, nông thôn, khắc phục những hạn chế, thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần tập trung thực hiện các giải pháp về tổ chức quản lý dự án xây dựng, nâng cao công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế, công tác thẩm tra dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công… Cụ thể:
Thứ nhất, "phải hoàn thiện tổ chức quản lý dự án xây dựng: Cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chuyên môn của Ban Quản lý dự án; nghiên cứu và bố trí cán bộ sao cho đúng chuyên môn nghiệp vụ, có hiệu quả. Đặc biệt, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ hai, phải nâng cao công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế: Cụ thể là cần lựa chọn nhà thầu thiết kế có đủ tƣ cách pháp nhân, đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn thiết kế các dự án theo đúng ngành nghề đã đăng ký; nhà thầu Phải chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ, trƣớc pháp luật về sản phẩm tƣ vấn xây dựng mà đơn vị lập ra.
Thứ ba, phải nâng cao công tác thẩm tra dự án: Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thẩm tra phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện; có hệ thống quản lý chất lƣợng và chịu trách nhiệm về chất lƣợng các công việc do mình thực hiện. Cùng với đó, đầu tƣ đào tạo và nâng cao trình độ, năng lực của công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế. Tuân thủ các quy định của pháp luật về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trong quá trình thực hiện công tác thẩm tra.
Thứ tư, phải nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu thi công: Việc lập hồ sơ mời thầu phải ban hành các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và công khai nhằm tránh tình trạng hạn chế số lƣợng nhà thầu tham gia dự thầu do những tiêu chí đánh giá đƣa ra quá cao. Quy định cụ thể hơn nữa tiêu chuẩn đối với thành viên tổ chuyên gia, số lƣợng chuyên gia xét thầu, đảm bảo quá trình xét thầu, tổ chuyên gia phải độc lập với các nhà thầu.
Thứ năm, phải nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công: Các đơn vị tƣ vấn giám sát cũng nhƣ chủ đầu tƣ khi phân công cán bộ giám sát phải có sự lựa chọn cá nhân tham gia quản lý giám sát thi công có trách nhiệm, năng lực đúng với chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế phong phú, nhanh nhẹn, nhạy bén trong quá trình xử lý công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Song song đó, cần cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng giám sát, nắm bắt đƣợc các quy định pháp luật mới về giám sát thi công công trình để tổ chức thực hiện đúng. Đồng thời, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của dự án.
Thứ sáu, phải hoàn thiện khâu thanh, quyết toán công trình: Thời gian nghiệm thu, thời gian thanh toán phải đƣợc quy định rõ ràng trong hợp đồng giao nhận thầu thi công, vốn đầu tƣ trong năm phải nghiệm thu xác nhận khối lƣợng, giá trị thực hiện trong năm làm cơ sở thanh, quyết toán vốn đầu tƣ năm đó".
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chƣơng này, Luận văn đã chỉ rõ quan niệm, nội hàm về dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp, nội hàm của QLNN đối với dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp, các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp; quan hệ giữa QLNN đối với dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp với QLNN về phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh; hiệu quả QLNN đối với dự án ĐTXD trong lĩnh vực nông nghiệp ở một tỉnh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐTXD TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ