Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 53)

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

"Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu.

Khai thác tiềm năng thế mạnh, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh đƣợc nâng cao rõ rệt, bƣớc đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho 74% dân cƣ nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh, đƣa Phú Thọ cùng cả nƣớc trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh; đƣờng quốc lộ 2, đƣờng cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lƣu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội nhƣ con ngƣời, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn.

Trong những năm qua tốc độ tăng trƣởng ngành Nông nghiệp đạt khá, sản xuất chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trƣởng ngành bình quân đạt 7,15%/năm. Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững thì hệ thống các công trình phục vụ ngành NN&PTNT là một

trong những công trình hạ tầng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Những năm qua, cùng với việc thực hiện các quyết định, chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới...việc thực hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi đã xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi đáng kể, đảm bảo tốt nhiệm vụ tƣới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất của ngành.

Trong 3 năm qua (2016-2018), từ nhiều nguồn vốn khác nhau ƣớc khoảng gần 3.800 tỷ đồng, đã xây mới, sửa chữa và nâng cấp đƣợc 180 công trình thủy lợi, kiên cố hóa đƣợc 360 km kênh mƣơng nội đồng, cải tạo và nâng cấp đƣợc 270 km đƣờng đê và đƣờng tránh lũ. Nhờ đó, diện tích đất canh tác đƣợc cung cấp nƣớc tƣới đảm bảo, các công việc phục vụ phát triển nông nghiệp và an sinh xã hội đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)