Các bước thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 51 - 86)

Bước 1:Nghiên cứu sơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước nh m xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Bước 2:Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Bước 3: Nghiên cứu định tính: khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. HCM Thiết kế dàn bài thảo luận Khảo sát chuyên gia Kiểm định kết quả khảo sát định tính Xử lý dữ liệu định tính Thiết kế thang đo

Bước 4: Nghiên cứu định lượng: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh Kiểm định thang đo Xây dựng bảng câu hỏi Thực hiện khảo sát Xử lý dữ liệu định lượng

Bước 5:Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy, Kiểm định mức độ phù hợp về ý kiến của các đối tượng

khảo sát

Bước 6:

2 Thiết kế n hiên ứ 2 1 X y ựn than đ

2 1 1 Than đ nh n tố ảnh hưởn đến hất lư n thôn tin kế t n ủa ôn ty ị h vụ ôn í h TP Hồ Chí Minh

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận nhóm (xem phụ lục danh sách chuyên gia), nhóm nghiên cứu xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh gồm: Nguồn nhân lực có trình độ, mức độ công bố thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng đối tượng được khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo.

a) Than đ nh n tố n ồn nh n lự ó trình độ

Nguồn nhân lực có trình độ được ký hiệu là NLCTD và được đo lường b ng biến quan sát sau:

NLCTD 1: Nhân viên kế toán được đào tạo chuyên môn về kế toán NLCTD 2: Nhân viên kế toán có kinh nghiệm làm kế toán.

NLCTD 3: Nhân viên kế toán có đạo đức nghề nghiệp.

NLCTD 4: Nhân viên kế toán được huấn luyện khi đơn vị cài đặt hoặc nâng cấp hệ thống thông tin kế toán.

NLCTD 5: Nhân viên kế toán được cập nhật kiến thức khi có những thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến kế toán

NLCTD 6: Công ty công ích trên địa bàn thành phố có khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư.

chế, thi tuyển cán bộ công chức.

NLCTD 8: Nhà quản lý, kế toán trưởng nhận thức rõ trách nhiệm trong thông tin kế toán cung cấp, có ý thức, trách nhiệm, đạo đức trong cung cấp các thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin.

b) Than đ nh n tố ứ độ ôn bố thôn tin

Nhân tố mức độ công bố thông tin được ký hiệu là MDCBTT và được đo lường b ng 6 biến quan sát sau:

MDCBTT 1: Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật

MDCBTT 2: Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố.

MDCBTT 3: Thường xuyên cập nhật thông tin của doanh nghiệp trên các trang web công bố thông tin doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những trường hợp những trang web này bị lỗi, không kịp cập nhật thông tin của doanh nghiệp mỗi khi có sự thay đổi.

MDCBTT 4: Đơn vị kế toán ý thức được r ng công bố thông tin kế toán theo đúng quy định của cơ quan tài chính-thuế là một trong những nhân tố góp phần đẩy nhanh quá trình kiểm soát của cơ quan tài chính-thuế mỗi khi có quyết định thanh tra, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, và các chi phí liên quan..

MDCBTT 5: Phương tiện và hình thức để doanh nghiệp công bố thông tin đa dạng và thuận lợi dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.

MDCBTT 6: Thông tin đã công bố doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin theo quy định.

) Than đ nh n tố ứn ụn ôn n hệ thôn tin

Nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin độ được ký hiệu là MDUDCN và được đo lường b ng 4 biến quan sát sau:

MDUDCN 1: Thiết bị phần cứng được trang bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.

MDUDCN 2: Phần mềm kế toán đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. MDUDCN 3: Phần mềm kế toán có thiết kế linh hoạt.

MDUDCN 4: Hệ thống mạng được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng.

) Than đ nh n tố ôi trường pháp lý

Nhân tố môi trường pháp lý được ký hiệu là MTPL và được đo lường b ng biến quan sát sau:

MTPL 1: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành chặt chẽ.

MTPL 2: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành ổn định trong thời gian nhất định .

MTPL 3: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

MTPL 4: Chính phủ đã quy định rõ danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích. MTPL 5: Chính phủ có ban hành các văn bản hướng dẫn đã cho phép các công ty công ích được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức kinh doanh và hạch toán hoạt động kinh doanh.

MTPL 6: Kinh phí cấp phát hàng năm phục vụ công tác duy tu, duy trì đủ trang trải cho các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

e) Than đ nh n tố hệ thốn kiể s t nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ được ký hiệu là HTKSNB và được đo lường b ng 5 biến quan sát sau:

HTKSNB 1: Xây dựng một môi trường kiểm soát chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.

HTKSNB 2: Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Doanh nghiêp liên tục thực hiện quá trình nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.

HTKSNB 3: Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức.

HTKSNB 4: Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại b ng văn bản. Bất kỳ thành viên nào của tổ chức c ng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ. Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát.

HTKSNB 5: Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiêm soát nội bộ.

2 1 2 Than đ hất lư n thôn tin kế t n ủa ôn ty ị h vụ ôn í h TP Hồ Chí Minh

CLTTKT 1: Người sử dụng thông tin trên BCTC có thể hiểu được ý nghĩa chung của thông tin.

CLTTKT 2: Thông tin trên BCTC hữu ích cho việc ra quyết định .

CLTTKT 3: Thông tin trình bày trên BCTC có thể vượt qua các quy định pháp lý để phản ánh hợp lý bản chất của các sự kiện và nghiệp vụ.

CLTTKT 4: Thông tin trên BCTC của đơn vị ở những thời điểm khác nhau có thể so sánh được với nhau.

2 2 X y ựn iả th yết về nh n tố ảnh hưởn đến hất lư n thôn tin kế t n ủa ôn ty ị h vụ ôn í h TP Hồ Chí Minh

3.2.2.1 N ồn nh n lự ó trình độ

Một HTTTKT có chất lượng thì không thể vắng mặt vai trò của kế toán trưởng. Đây là một trong những thành viên cấp cao trong ban quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành lĩnh vực kế toán của đơn vị (Komala 2012). Kế toán trưởng phối hợp với các nhà quản lý để hoạch định và kiểm soát các hoạt động nh m đạt được các mục tiêu của đơn vị. Trình độ của kế toán trưởng bao gồm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nhận thức về tổ chức hệ thống thông tin kế toán (bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị), và phải có năng lực về quản trị (Jarvepaa & Ives 1991; Ang & ctg 2001, Mcleod & Shell 2007; Laudon & Laudon 2005; Noor Azizi 2009, theo Komala 2012).Một HTTTKT được điều hành bởi kế toán trưởng có trình độ và nhận được sự hỗ trợ từ những nhà quản lý cấp cao sẽ là một HTTTKT có chất lượng (Komala 2012).

Đối tượng trực tiếp tham gia vào việc vận hành HTTTKT đó chính là nhân viên kế toán. Họ là những người thực hiện thuần túy công việc kế toán, chịu trách nhiệm

trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và lập các báo cáo kế toán. Do đó, để có thể thực hiện tốt các công việc này, đ i hỏi các nhân viên kế toán này phải có kỹ năng và hiểu biết về kế toán (Nguyễn Bích Liên 2012). Khi nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp giảm thiểu được các sai sót trong việc ghi chép và xử lý TTKT, c ng như giúp cho HTTTKT vận hành một cách suôn sẻ hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các bút toán liên quan đến ước tính vì lúc này độ tin cậy của thông tin bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự xét đoán của kế toán. Ngày nay vai trò của kế toán không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lập BCTC mà chuyển sang vai trò phân tích dữ liệu, giám sát, điều này sẽ giúp gia tăng sự hữu ích, phù hợp, chất lượng, tính hữu hiệu và hiệu quả của thông tin tạo ra để hỗ trợ người quản lý đơn vị (Nguyễn Bích Liên 2012).

Đầu tư thích hợp vào lực lượng lao động thông qua việc trao quyền (Ahire & ctg 1996; Behara & Gundersen 2001), huấn luyện (Anderson & ctg 1995; Ahire & ctg 1996; Black & Porter 1996) c ng sẽ khuyến khích nhân viên tham gia vào việc nâng cao chiến lược chất lượng (Xu 2003). Chẳng hạn như khi đơn vị triển khai hệ thống PMKT mới, hay các quy định pháp lý liên quan thay đổi thì việc huấn luyện, cập nhật kiến thức cho nhân viên kế toán hết sức cần thiết. Sự hiểu biết của mọi người về hệ thống và tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu trong hệ thống là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dữ liệu (Xu 2003). Bên cạnh đó, chính sách phát triển nhân lực hợp lý c ng giúp nâng cao sự hợp tác, lòng trung thành và sự thỏa mãn của nhân viên. Những đặc tính của con người như sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm (trách nhiệm nghề nghiệp), bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, là những đặc tính quan trọng cần có đối với nhân viên kế toán. Đặc tính này c ng đã được quy định trong luật kế toán. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc c ng ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu hiệu của HTTTKT (Dehghnzade & ctg 2012).

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Nguồn nhân lực có trình độ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh.

3.2.2.2 Mứ độ công bố thông tin

Hiện nay các thông tin kế toán của doanh nghiệp công bố trên báo cáo tài chính bắt buộc phải tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán.

Hệ thống thông tin kế toán đảm bảo việc cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin sẽ nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, tính bền vững của thị trường, niềm tin cho nhà đầu tư. Thông tin doanh nghiệp cung cấp ít minh bạch và công khai c ng đặt ra rất nhiều câu hỏi. Do vậy, các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của các nước trong đó có các tiêu chuẩn về công bố thông tin, quản trị công ty, khả năng tiếp cận thông tin và quan hệ giữa công ty và nhà đầu tư, quan hệ giữa công ty với cơ quan thuế,…

Mức độ cao hơn về chất lượng thông tin hoặc tính minh bạch của thông tin hơn sẽ tỷ lệ thuận với việc công bố đầy đủ hơn về thông tin đó.

Các thông tin được công bố của các doanh nghiệp được đăng tải qua những hình thức: trang thông tin điện tử (Website) và các ấn phẩm khác của các tổ chức này; Phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, báo cáo gửi cho các cơ quan chức năng theo quy định.

Như vậy khi các công ty công ích thực hiện công bố đầy đủ thông tin, không che giấu những thông tin phản ánh tiêu cực tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp hoặc những thông tin trọng yếu vì một lý do nào đó sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin tiết kiệm thời gian, công sức trong việc nghi ngờ, tìm ra những thông tin mà doanh nghiệp che giấu, cố tình lấp liếm nh m đánh lừa, c ng như che giấu thông tin làm các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế sai lầm.

Do đó giả thuyết H2 được đưa ra: mức độ công bố thông tin có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh.

2 2 Ứn ụn ôn n hệ thôn tin

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, chất lượng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, một hệ thống quản lý tài chính kế toán nhanh, mạnh, cung cấp một cách chính xác và kịp

thời thông tin, làm cơ sở cho nhà lãnh đạo ra các quyết định quản trị một cách nhanh chóng, hiệu quả là vô cùng cần thiết. Do tính đa dạng và phức tạp của các hoạt động kinh doanh, các phần mềm kế toán trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả và chính xác nhất giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin nhanh, an toàn, cung cấp các báo cáo kế toán kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên để khai thác và phát huy hết những tiện ích của công nghệ thông tin trong công tác kế toán đ i hỏi người sử dụng có trình độ chuyên môn kế toán, hiểu biết các kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán một cách thành thạo. Công nghệ hiện đại chắc chắn giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các công ty công ích nói chung và công ty công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán cần được thực hiện một cách hiệu quả theo đó đầu tư cho công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kế toán cần phải cân đối giữa lợi ích mà công nghệ mang lại và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.

Như vậy để cung cấp được những thông tin có chất lượng đ i hỏi cần xử lý thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, đồng thời đảm bảo được tính bảo mật của thông tin. Thực tế cho thấy độ chính xác của thông tin do phần mềm kế toán cung cấp là rất cao, vì dữ liệu được cung cấp b ng phần mềm kế toán mang tính nhất quán cao. Trong khi với công tác kế toán thủ công, thông tin trên một chứng từ có thể do nhiều kế toán viên ghi chép trên nhiều sổ sách theo bản chất nghiệp vụ phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 51 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)