KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 85)

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

4.5. KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI

Kiểm tra các giả định sau:

- Phương sai của sai số (phần dư) không đổi. - Các phần dư có phân phối chuẩn.

- Không có mối tương quan giữa các biến độc lập.

Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 4.19: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số Nh nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn N

Giá trị dự báo đã được chuẩn hóa -3.999 2.059 .000 1.000 127

Phần dư được chuẩn hóa -2.486 2.180 .000 .980 127

Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

4.5.2. Kiểm tra giả định các phần ư ó h n hối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là h ng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008).Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. C ng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.9 ). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra r ng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Nguồn nhân lực có trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ công bố thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, môi trường pháp lý. Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng, quan điểm và giải pháp nh m nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong tầm nhìn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành một đô thị văn minh, hiện đại của khu vực với dân số trên 10 triệu người; phát huy vai trò trung tâm lớn về văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trên địa bàn, thể chế KTTT định hướng XHCN được thiết lập và vận hành thông suốt; hình thành rõ nét các yếu tố của kinh tế tri thức; đô thị được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao đóng vai tr trọng yếu trong nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hình thành mạng lưới công nghiệp áp dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. GDP bình quân đầu người dự kiến trên 6.000 USD/năm, mức sống nhân dân tăng lên khoảng 3 lần so với hiện nay. TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Với quyết tâm ấy, riêng trong lĩnh vực hoạt động công ích, TP. Hồ Chí Minh cần quán triệt tốt quan điểm phương hướng của Đảng và Nhà nước.

5.1 Nhữn q an điể v hư n hướn bản của nh nước phát triển công ty công ích

Giai đoạn 1986-1990, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 19 6) đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nói chung, trong đó có đổi mới DNNN. Đại hội chỉ rõ:"Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế." Tiếp tục đường lối đổi mới kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã chủ trương:"Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tập trung lực lượng củng cố và phát triển những cơ sở trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên. Sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị

trường" và "khu vực quốc doanh phải được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước".

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, phương hướng của Đảng là: khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những SP, DVCI mà xã hội cần và pháp luật không cấm; chuyển từ cơ chế ứng vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện SP, DVCI. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các SP, DVCI, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế; Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho DNCI; cơ chế quản lý lao động, tiền lương và thu nhập đối với các DNCI được thực hiện trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Nhà nước giao đặt hàng; DNCI c ng phải thực hiện hạch toán. Thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế KTTT định hướng XHCN; kiên quyết tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nhất là cổ phần hóa mạnh hơn nữa DNNN, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, đồng thời phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… Nhà nước thực hiện phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với SP, DVCI. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các hoạt động công ích và dịch vụ công, tham gia nhiều hơn trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội... Phương hướng của Chính phủ đối với công ty công ích: quán triệt phương hướng, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế nhà nước và DNCI, Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực, ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI đã chỉ rõ: chuyển các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hướng XHCN. Chế độ của chúng ta luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân. Song việc thực hiện yêu cầu đó không thể chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, duy trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hướng XHCN với các nội dung chủ yếu sau :

con người, tiếp tục tăng vốn đầu tư và kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động dịch vụ, tập trung cho một số mục tiêu ưu tiên như xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, hỗ trợ cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, trợ giúp cho những người thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo được hưởng dịch vụ công...

- Các đơn vị sự nghiệp công lập là cơ sở hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, phải hạch toán chi phí một cách đầy đủ (với mức lương thỏa đáng cho những người làm việc tại cơ sở) và tự bù đắp chi phí; như vậy, phải thường xuyên quan tâm giảm giá thành đi đôi với bảo đảm chất lượng dịch vụ.

- Về bù đắp chi phí, có loại dịch vụ được Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và thanh toán theo khối lượng công việc hoặc kết quả thực hiện công việc (như giáo dục bậc phổ cập, giáo dục, y tế ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi, nghiên cứu khoa học cơ bản,…). Các loại dịch vụ khác tự bù đắp một phần (còn được Nhà nước cấp một phần kinh phí) hoặc tự bù đắp toàn bộ chi phí b ng việc thu phí từ người sử dụng dịch vụ; mức phí được quy định theo cơ chế phi lợi nhuận, đủ trang trải các chi phí cần thiết, xóa bỏ mọi khoản thu của người sử dụng dịch vụ ngoài mức phí quy định. Người sử dụng dịch vụ được lựa chọn cơ sở dịch vụ theo nhu cầu của mình, trả phí dịch vụ được công bố minh bạch, chấm dứt các khoản chi ngầm. Người làm dịch vụ có chế độ lương thỏa đáng phải chăm lo làm tốt nhiệm vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, không làm việc tắc trách và chấm dứt mọi sự sách nhiễu.

- Việc đổi mới chế độ kinh phí phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho cơ sở dịch vụ công lập có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ, nhất là về tài chính và nhân sự, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật; đồng thời tăng cường giám sát để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở công lập.

- Việc bổ sung chính sách và biện pháp trợ giúp cho người nghèo được tiến hành trước một bước sẽ góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội cho việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ.

- Quá trình đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công lập đi liền với việc đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội để phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách, mở rộng phạm vi và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ ngoài công lập, thu hút cả đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, trước hết là trong lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề và sản xuất dược phẩm, khám, chữa bệnh kỹ thuật cao; quy định chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở ngoài công lập tự nguyện hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Một số cơ sở dịch vụ công lập c ng có thể chuyển thành công ty cổ phần hoặc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở dịch vụ công lập và ngoài công lập phát triển và nâng cao chất lượng, có những cơ sở đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và thế giới; đồng thời xử lý nghiêm minh các đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật, chạy theo lợi nhuận mà đi chệch các mục tiêu xã hội, trái đạo đức nghề nghiệp.

5.2 Kết luận

Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo lựa chọn các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán gồm 05 nhân tố: nguồn lực có trình độ, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ công bố thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, và cuối cùng là môi trường pháp lý. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng kiểm toán là Nguồn lực có trình độ

( 0, 403) tiếp đến là Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ( 0, 359), Mức độ công bố thông tin ( 0, 1 9), Hệ thống kiểm soát nội bộ ( 0, 116), và cuối cùng là Môi trường pháp lý ( 0, 004).

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các nhân tố nh m có giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng thông tin kế toán

5.3 Các giải pháp nâng cao đến chất lư ng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh

5.3.1 Giải pháp về nâng cao về nâng cao nguồn nhân lự ó trình độ

Nhà nước cần có những quy định pháp lý phù hợp về quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên kế toán đồng thời có những biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là những quy định liên quan đến kế toán trưởng nh m nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật của các đối tượng này. Kết quả nghiên cứu c ng cho thấy một trong những tiêu chuẩn cơ bản của kế toán trưởng là phải có đạo đức nghề nghiệp. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, họ có thể quyết định được mức độ trung thực của BCTC do đó khi họ có đạo đức thì chất lượng TTKT chắc chắn sẽ được nâng lên. Một khi kế toán trưởng có thái độ tích cực thì chắc chắn sẽ lan tỏa đến thái độ làm việc của các nhân viên kế toán.

Nhà nước cần quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm đối với thủ trưởng của đơn vị trong việc cung cấp TTKT. Vì thủ trưởng đơn vị là người quyết định trực tiếp việc đơn vị sẽ cung cấp thông tin theo chiều hướng nào, nên khi có chế tài mạnh đối với những trường hợp vi phạm gian lận thông tin tài chính thì sẽ góp phần nâng cao thái độ tích cực đối với chất lượng TTKT của thủ trưởng đơn vị. Từ đó, họ sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích nhân viên cung cấp TTKT có chất lượng.

Nhân viên kế toán có vai trò quan trọng đối với chất lượng TTKT vì họ là những người trực tiếp tham gia vào tổ chức, vận hành công tác kế toán và tạo ra sản phẩm là TTKT. Kết quả nghiên cứu c ng đã cho thấy yếu tố tiêu chuẩn cơ bản của nhân viên kế toán có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng TTKT. Đồng thời khi nhân viên kế toán đặc biệt là kế toán trưởng có năng lực tốt họ có thể tư vấn, hỗ trợ cho thủ trưởng đơn vị cần làm gì để tạo ra TTKT có chất lượng. Vì vậy đơn vị cần chú trọng nâng cao chất lượng của nhân viên kế toán thông qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm kế toán trưởng và kế toán viên phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của nhân viên kế toán. Công tác tổ chức tuyển dụng phải công khai, minh bạch và theo đúng quy trình tuyển dụng.

Hệ thống pháp lý thường xuyên thay đổi do đó đ i hỏi nhân viên kế toán cần không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên. Kế toán trưởng cần có trách nhiệm trong việc cập nhật, phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)