DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 35)

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2.2.3 DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Nghị định số: 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ đã quy định rõ danh mục SP, DVCI. Danh mục này không cố định mà căn cứ vào tình hình thực tế, có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài phụ lục kèm theo, Nghị định c n quy định rõ: "trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục SP, DVCI". Danh mục được chia làm ba loại theo thứ tự A, B, C; trong đó quy định rõ các phương thức cung ứng SP, DVCI và nguyên tắc lựa chọn.

Đối với danh mục loại A, Nghị định ghi rõ: "Việc sản xuất và cung ứng các SP, DVCI quy định tại danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch". Ví dụ như: sản xuất thuốc nổ, hóa chất phục vụ quốc phòng; sản xuất chất phóng xạ; sản xuất, sửa chữa v khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật cho quốc phòng an ninh, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật mật mã; in tài liệu, sách báo chính trị, quân sự chuyên dùng cho quốc phòng an ninh; thực hiện nhiệm vụ quốc ph ng, an ninh đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Danh mục sản phẩm loại B, Nghị định cho phép các DNCI thực hiện theo phương thức đặt hàng (cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc hợp tác xã), hoặc giao kế hoạch. Sản phẩm loại B gồm: in tiền, các chứng chỉ có giá và sản xuất tiền b ng kim loại; dịch vụ điều hành bay; dịch vụ bảo đảm hàng hải; quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia; quản lý, bảo trì cảng hàng không; xuất bản sách giáo khoa, sách và tạp chí phục vụ giảng dạy và học tập; xuất bản bản đồ, sách báo chính trị; xuất bản tạp chí, tranh ảnh, sách báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; sản xuất phim thời sự, tài liệu, khoa học, phim cho thiếu nhi; quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi quy mô lớn; quản lý, duy tu công trình đê điều, công trình phân l và các công trình ph ng chống thiên tai; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sinh thái, rừng ngập mặn lấn biển;

sản xuất, lưu trữ giống gốc cây trồng, vật nuôi, sản xuất vac-xin phòng bệnh; dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thoát nước đô thị; chiếu sáng công cộng, cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; quản lý, bảo trì đường đô thị, đường bộ vùng sâu, vùng xa; quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; hoạt động điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ; hoạt động khảo sát, thăm d , điều tra về tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên; dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính bắt buộc; một số lĩnh vực quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc sản xuất và cung ứng các SP, DVCI quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do DNNN, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Ví dụ như: quản lý, khai thác hệ thống công tình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ; dịch vụ vận tải công cộng b ng xe buýt tại các đô thị; dịch vụ công cộng: vệ sinh môi trường công cộng, quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay, quản lý nghĩa trang, hỏa táng; sản xuất phim truyện do nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ; quản lý bảo trì hệ thống đường bộ, quản lý bảo trì bến phà, bến xe quan trọng; vận chuyển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những SP, DVCI có thể thực hiện theo hai phương thức, việc lựa chọn phương thức cung ứng SP, DVCI thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: đấu thầu; đặt hàng, giao kế hoạch.

Như vậy, việc định ra các tiêu chí quy định cụ thể, rõ ràng các DNCI; SP, DVCI là căn cứ cho các chính sách, cơ chế quản lý đầu tư… phù hợp, sát thực tế, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởn đến chất lư ng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích

2.3.1 Nguồn nhân lự ó trình độ

Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được

xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.Trong mỗi doanh nghiệp, NNL là nguồn lực quan trọng, không thể thiếu quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý cần phải quan tâm, bồi dưỡng NNL của mình để đảm bảo NNL đủ mạnh cả về chất và lượng, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà trong cả tương lai.

Nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người, trong đó có cả nguồn lực hiện hữu và nguồn lực tiềm năng. Nó thể hiện ra ngoài bởi khả năng làm việc, nó bao gồm sức khỏe, trình độ, tâm lý, ý thức, mức độ cố gắng, sức sáng tạo, lòng say mê,…

Thực tế đã chứng minh vai trò của con người trong sản xuất là vô cùng quan trọng, nhân lực là yếu tố trung tâm trong mọi yếu tố khác của sản xuất. Khi không có nhân lực, mọi yếu tố khác sẽ không được vận hành, sử dụng vào sản xuất.

Thuật ngữ “Nguồn nhân lực” đã xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đó nhân viên được coi là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 0 đến nay quản lý nguồn nhân lực với phương thức mới mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng vốn có của họ thông qua tích l y tự nhiên trong quá trình lao động phát triển.

Theo Liên Hợp Quốc trong Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators) (2000) thì: “NNL là tất cả những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ với sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”

Theo giáo trình Nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội (2011) thì: “Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khỏe của người lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, tính

năng động xã hội (gồm khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong công việc,…), phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của người lao động”

Trình độ là một trong những nhân tố đánh giá chất lượng nguồn nhân lực mà chủ yếu đó là yếu tố trí lực cấu thành nên chất lượng nguồn nhân lực hay trình độ là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người, được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người.

Trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trong đó trình độ văn hoá, với một nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.

Kỹ năng lao động theo từng nghành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội công nghiệp.

Con người là nhân tố chủ động tạo nên thông tin, con người có trình độ văn hóa và kỹ năng lao động về chuyên ngành kế toán, thuế sẽ cho ra các thông tin chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin mà đặc biệt trong đó chính là cơ quan thuế. Thông tin kế toán tại các công ty công ích được cung cấp bởi những lao động thạo nghề này sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan sát nhất thực tế doanh nghiệp, nâng cao chất lượng trong đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

2.3.2 Mứ độ công bố thông tin

Việc công bố thông tin kế toán doanh nghiệp chủ yếu được chú trọng c ng như giám sát thực hiện tại một số đơn vị nhất định như: Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến

việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp nhà nước kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện công bố thông tin theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán (Nghị định Số: 1/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 19/08/2015). Việc công bố thông tin phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nh m bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Doanh nghiệp, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.

Thứ ba, Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp thực hiện thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời công khai trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật này.

Thứ tư, Trường hợp doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền công bố thông tin, doanh nghiệp phải gửi thông báo ủy quyền thực hiện công bố thông tin tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ năm, Trường hợp các thông tin được công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận và điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính thông tin đó. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan chức năng.

Theo Lê Trường Vinh (200 ), tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới, có hai loại đặc điểm lớn của một doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Loại thứ nhất bao gồm các đặc điểm thuộc về tài chính của một doanh nghiệp, c n loại thứ hai bao gồm các đặc điểm thuộc về quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ tập trung vào các đặc điểm thuộc về tài chính doanh nghiệp mà bỏ qua tác động của các nhân tố thuộc quản trị doanh nghiệp. Việc cung cấp một cách hạn chế thông tin kế toán doanh nghiệp hay cung cấp thông tin không đầy đủ gây tác động tiêu cực cho các đối tượng sử dụng thông tin khi họ sử dụng thông tin này trong việc đưa ra các quyết định.

Đo lường mức độ công bố thông tin đóng vai tr quan trọng trong các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. Mức độ công bố thông tin là khái niệm trừu tượng do không có một đặc trưng nổi bật để có thể sử dụng cho việc đo lường chất lượng hay mức độ công bố thông tin. Để phục vụ cho việc đo lường đánh giá về mức độ công bố thông tin và c ng để định hướng cho việc công bố thông tin trong tương lai, cần thiết phải vạch ra một chuẩn mực tin cậy về mức độ công bố thông tin. Điều này góp phần làm giảm đi sự thiếu hiệu quả của thị trường vốn, giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp (theo Adina và Ion, 200 ).

Trong nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) có mối liên hệ giữa quy mô DN với mức độ công bố thông tin. Các doanh nghiệp lớn có xu hướng công bố thông tin nhiều hơn để cải thiện l ng tin không chỉ đối với nhà đầu tư mà c n đối với cơ quan thuế r ng doanh nghiệp luôn thực hiện tự giác, đầy đủ các nghĩa vụ thuế và một khi doanh nghiệp tự giác. Thứ hai, các công ty lớn hơn được cho là có hệ thống thông tin tốt hơn. Do đó, việc công bố thêm thông tin được cho là ít tốn kém hơn so với những công ty nhỏ.

Theo lý thuyết đại diện, với khả năng sinh lời cao hơn, doanh nghiệp sẵn sàng công bố nhiều thông tin hơn để chứng minh cho các thành quả công ty, lợi nhuận nhiều hơn c ng đồng nghĩa với việc gia tăng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước về thuế.

2.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin

Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 195 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)”.

Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay” thì để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thì doanh nghiệp phải chú ý đến những đặc điểm:

- Cơ sở hạ tầng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. - Nhân sự và bộ máy tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ - Công tác hạch toán kế toán, ghi sổ và lập báo cáo kế toán

- Công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ

Hệ thống công nghệ thông tin làm cho công tác kế toán đơn giản, cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy, liên kết, kịp thời, dễ hiểu và có tính kiểm chứng, giúp ích cho người sử dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định.

Phần mềm kế toán chính là ứng dụng phổ biến nhất công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)