GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 95)

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

5.3.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Tăng cường và đổi mới quản lý nội bộ DNCI phải thực hiện theo hướng: hoàn thành đúng số lượng, chất lượng, thời hạn với hiệu quả xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao các nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn hàng Nhà nước giao. Thực

hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, tính toán đầy đủ chính xác các chi phí cho hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh; xây dựng và thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động; nâng cao kỷ luật lao động và năng suất lao động. Trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn hàng Nhà nước giao cho cần tận dụng năng lực sản xuất sẵn có để tiến hành hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực thiết bị và giảm hao m n vô hình. Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương được duyệt, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương cho người lao động gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

+ Xây dựng những tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động của KSNB: Các chỉ tiêu truyền thống để đánh giá kết quả hoạt động này như các biên bản, kết luận được công bố, các sai phạm được phát hiện, hay các kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra...c n mang tính định tính. Do đó, những kết quả đem lại c n hạn chế trong việc đo lường trực tiếp cho quản lý rủi ro, hay tăng cường tính tuân thủ,... Chính vì thế, các doanh nghiệp hiện nay nên tích cực xây dựng một loạt các tiêu chí để đánh giá về mức độ thực hiện tuân thủ nghĩa vụ về thuế.

+ Hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB: Hiện nay, các cuộc kiểm tra của KSNB mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do đó, hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB nh m xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.

+ Thường xuyên rà soát các văn bản, chính sách để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn kinh doanh.

+ Minh bạch thông tin và thực hiện các kênh thông tin trong nội bộ và với bên ngoài hiệu quả

Các doanh nghiệp phải công khai thông tin cả trong nội bộ và cho bên ngoài, đồng thời phải thực hiện tốt việc truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi nh m giúp cho việc kiểm soát hiệu quả và nâng cao uy tín của doanh nghiệp b ng cách:

 Xây dựng Website để quảng bá hình ảnh và toàn bộ thông tin cần thiết của doanh nghiệp trên đó. Đặc biệt luôn luôn cập nhật những thông tin mới nhất về doanh nghiệp, nhất là các thông tin về những giải thưởng, danh hiệu mà doanh nghiệp đã đạt được.

 Công khai trên báo, tạp chí, Website các thông tin trên báo cáo tài chính. Đảm bảo các thông tin cung cấp là chính xác, trung thực, tăng sự tin tưởng của bên ngoài, của khách hàng, cơ quan thuế.

 Phổ biến các văn bản quy định chính sách, thông tư, nghị định về quản lý, hành thu và kiểm soát thuế để tất cả cán bộ nhân viên kế toán hiểu rõ và thực thi chúng.

 Tổ chức đào tạo nghiệp vụ và phổ biến các quy định, chính sách thuế. Việc phổ biến tất cả các quy định, quy trình, chính sách thuế của cho nhân viên giúp họ nắm rõ thông tin, hiểu rõ công việc của mình làm và có định hướng phấn đấu cho tương lai, góp phần tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên.

+ Tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ

Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng quy trình giám sát thường xuyên, liên tục kết hợp với giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ nh m đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan đối với HTKSNB.

5.3.5 Giải pháp về ôi trường pháp lý

Hiện nay DNCI có các khoản thu từ các hoạt động công ích theo khung giá, phí do Nhà nước quy định thường không bù đắp đủ chi phí. Vì vậy các DNCI đang thực hiện cơ chế Nhà nước cấp bù phần thiếu hụt. Thực hiện cơ chế này không khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành và hạn chế khả năng chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp. Để khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng SP, DVCI, tăng quyền chủ động về tài chính cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả công ích ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, Nhà nước cần tổ chức đấu thầu để lựa chọn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có khả năng thực hiện sản xuất, cung ứng SP, DVCI với chất lượng tốt và giá thành hạ hoặc mức hỗ trợ thấp nhất. Đồng thời, Nhà nước phải tổ chức tốt việc đảm bảo tài chính, quyết toán và kiểm tra, giám sát chất lượng SP,

DVCI. Như vậy, Nhà nước vừa đạt hiệu quả kinh tế (giá thành hạ hoặc mức hỗ trợ thấp) và hiệu quả xã hội (bảo đảm cung ứng SP, DVCI). Bổ sung, hoàn thiện một số chính sách đối với doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI. Cần sắp xếp các hoạt động công ích và các doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI vào danh mục ưu đãi đầu tư. Các hoạt động công ích và doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI được hưởng ưu đãi về các loại thuế, tiền thuê đất, tín dụng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp có thể được vay vốn ưu đãi với lãi suất áp dụng cho những dự án đầu tư được khuyến khích đầu tư từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ đầu tư xây dựng hạ tầng của địa phương khi doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất.

Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tạo lập tài sản và quyền quản lý tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động công ích. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập các tài sản là hạ tầng, cơ sở ban đầu và giao hoặc đấu thầu quản lý. Nên phân thành hai loại tài sản: tài sản do nhà nước đầu tư, giao hoặc đấu thầu quản lý thì các doanh nghiệp được giao hoặc thắng thầu chỉ có quyền quản lý theo những điều kiện do Nhà nước quy định và hưởng phí quản lý. Tài sản do doanh nghiệp tự đầu tư thì doanh nghiệp có đầy đủ quyền sở hữu, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tự huy động vốn đầu tư loại tài sản này.

Từng bước chuyển từ cơ chế nhà nước là người duy nhất bao tiêu các SP, DVCI thuộc loại HHCC không thuần túy, hàng hóa khuyến dụng sang cơ chế người trực tiếp sử dụng, trực tiếp hưởng các dịch vụ, các tiện ích công cộng phải trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp cung cấp. Đó vừa là điều kiện, vừa là những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp tham gia cung cấp SP, DVCI, buộc họ phải tự hoàn thiện hơn trong việc cung cấp đủ số lượng, chất lượng tốt và đồng bộ các sản phẩm của mình. Đây là giải pháp góp phần cùng các cơ chế khác thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương từng bước xã hội hóa các hoạt động cung cấp SP, DVCI thuộc loại công cộng không thuần túy có chi phí loại trừ không cao, hàng hóa khuyến dụng. Đây sẽ là bước chuyển đổi quan trọng, làm thay đổi tư duy của người cung cấp c ng như người hưởng dịch vụ và c ng là điều kiện quan trọng, không thể thiếu để thu hút các nguồn đầu tư toàn xã hội vào lĩnh vực này. Mặt khác, việc nhà nước không phải trả

các chi phí cho những dịch vụ này sẽ tăng thêm khả năng cung cấp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động quan trọng khác. Người mua SP, DVCI phải trả các chi phí cho người cung cấp sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, hạn chế tình trạng doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp đủ với chất lượng tốt và đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của mình.

5.4 Kiến nghị với q an q ản l nh nước 5.5. Hạn chế của đề t i v hướng nghiên cứu mở rộng 5.5.1 Hạn chế của đề tài:

C ng như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này c ng có nhiều hạn chế:

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho các các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh, ngoài ra còn hạn chế về số lượng mẫu nhỏ nên tính tổng quát của đề tài chưa cao.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu mới dừng lại ở một số yếu tố là: Nguồn nhân lực có trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ ba, do trình độ còn hạn chế nên có thể việc lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng c n không đầy đủ và các thang đo c n chưa phù hợp.

5 5 2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế của đề tài, nhóm tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Các nghiên cứu sau cần nghiên cứu mở rộng các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh để có phân tích đánh giá tổng quát hơn về sự tác động giữa chúng.

- Hướng nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu đầy đủ hơn nữa các mô hình lý thuyết để phân tích các nhân tố đầy đủ và xây dựng thang đo hoàn thiện hơn có độ tin cậy cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này đưa ra kết luận về nghiên cứu và kiến nghị một số giải pháp nh m cải thiện chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh trong đó sắp xếp thứ tự theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp. Từ đó đưa ra các kiến nghị tập trung vào các giải pháp đối với nguồn nhân lực có trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó đề tài c ng nêu ra những phương hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế Nhà nước và công ty công ích, những quan điểm cơ bản về phát triển công ty công ích. Phần cuối chương đã trình bày các hạn chế của đề tài này và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bích Liên, 2012.Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP)”. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

2. Nguyễn Thị Hồng Nga, 2014. Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.

3. Phan Minh Nguyệt, 2014. Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Abdallah, A. A. J. 2013. The impact of using accounting information systems on the quality of financial statements submitted to the income and sales tax department in Jordan.

European Scientific Journal, 1, 41-48.

2. Ahire, S. L., Golhar, D. Y. & Waller, M. A. 1996. Development and validation of TQM implementation constructs. Decision Sciences, 27, 23-56.

3. Anderson, J. C., Rungtusanatham, M., Schroeder, R. G. & Devaraj, S. 1995. A path analytic model of a theory of quality management underlying the deming management method: preminary empirical findungs. Decision Sciences, 26(5), 637-658.

4. Ang, C. L., Davies, M. A., Finlay, P.N. 2001. An empirical model of it usage in the Malaysian public sector. Journal Of Strategic Information Systems, 10, 159-174.

5. Baltzan, P. 2012. Business Driven Information Systems. 3rded. New York: McGraw- Hill.

6. Behara, R. S. & Gundersen, D. E. 2001. Analysis of quality management practices in services. International Journal Of Quality And Reliability Management, 18(6), 584- 603.

7. Black, S. A & Porter, L. J. 1996. Identification of the critical factors of TQM.

Decision Sciences, 27, 1-21.

8. Bodnar, G. H. & Hopwood, W. S. 2010. Accounting Information Systems. 9thed. USA: Pearson Education.

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Kính gửi: Anh/Chị và Quý đơn vị được khảo sát

Tôi tên là Hoàng Mộng Ngọc. Hiện tại, tôi đang là học viên cao học chuyên ngành Kế toán thuộc trường Đại học Công nghệ TP.HCM và đang thực hiện Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh”

Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu giúp tôi trả lời một số câu hỏi để tôi có được cơ sở phù hợp cho phần trình bày thực trạng và giải pháp trong Luận văn nghiên cứu. Câu trả lời của Anh/Chị chỉ nh m mục đích nghiên cứu, do vậy mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật.

Xin vui lòng đánh dấu vào đáp án phù hợp nhất theo suy nghĩ của chính Anh/Chị về từng vấn đề được nêu ra dưới đây.

Phần 1 – Thông tin chung

Họ và tên : ………Giới tính  Nam  Nữ Công ty đang làm việc:………...

……….

Phần 2 - Nội dung khảo sát về các yếu tố ảnh hưởn đến chất lư ng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP. Hồ Chí Minh

(1) Rất không đồng ý (2) Khôngđồngý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý

STT Chỉ tiêu Mứ độ đồng ý

Các nhân tố ảnh hưởn đến CLKT I Nguồn nhân lự ó trình độ (NLCTD)

1 Nhân viên kế toán được đào tạo chuyên môn về kế toán 1 2 3 4 5 2 Nhân viên kế toán có kinh nghiệm làm kế toán 1 2 3 4 5 3 Nhân viên kế toán có đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5

4

nâng cấp hệ thống thông tin kế toán 1 2 3 4 5

5

Nhân viên kế toán được cập nhật kiến thức khi có những thay

đổi về chính sách pháp luật liên quan đến kế toán 1 2 3 4 5

6

Công ty công ích trên địa bàn thành phố có khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư

1 2 3 4 5

7 Công tác tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý thực hiện

được quy chế, thi tuyển cán bộ công chức 1 2 3 4 5

8

Nhà quản lý, kế toán trưởng nhận thức rõ trách nhiệm trong thông tin kế toán cung cấp, có ý thức, trách nhiệm, đạo đức trong cung cấp các thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin

1 2 3 4 5

II Mứ độ công bố thông tin (MDCBTT)

9 Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật

1 2 3 4 5

10

Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố

1 2 3 4 5

11

Thường xuyên cập nhật thông tin của doanh nghiệp trên các trang web công bố thông tin doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những trường hợp những trang web này bị lỗi, không kịp cập nhật thông tin của doanh nghiệp mỗi khi có sự thay đổi

12

theo đúng quy định của cơ quan thuế là một trong những nhân tố góp phần đẩy nhanh quá trình kiểm soát của cơ quan thuế mỗi khi có quyết định thanh tra, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, và các chi phí liên quan

13

Phương tiện và hình thức để doanh nghiệp công bố thông tin đa dạng và thuận lợi dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử

1 2 3 4 5

14 Thông tin đã công bố doanh nghiệp có trách nhiệm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)