YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 28)

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2.1.2 YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Thông tin kế toán cần đáp ứng những yêu cầu sau:

-Tùy theo mục đích sử dụng thông tin mà hệ thống thông tin kế toán sẽ cung cấp những thông tin phản ánh ở những giác độ khác nhau nhưng phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin. Những thông tin phù hợp sẽ được các đối tượng sử dụng thông tin dùng làm căn cứ để đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

- Thông tin cung cấp phải đảm bảo tính đầy đủ, không được bỏ sót thông tin dù bất kỳ lý do gì đặc biệt là những thông tin phản ánh các khía cạnh quan trọng tại đơn vị.

- Thông tin kế toán phải đảm bảo đúng thời điểm. Yêu cầu này đ i hỏi cần ghi nhận và cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin, tránh chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực trong việc ra đưa ra các quyết định kinh tế.

- Tính dễ hiểu: Yêu cầu này đ i hỏi thông tin kế toán phải được lập và trình bày theo những mẫu biểu nhất định, người sử dụng thông tin có thể đọc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng.

2.1.3 C sở hình thành thông tin kế toán doanh nghiệp

Để hình thành được thông tin kế toán cần phải thông qua toàn bộ quy trình kế toán từ khâu thu thập thông tin ban đầu, đến khâu xử lý rồi phân tích và cung cấp thông tin kế toán.

Thu thập thông tin kế toán đó là việc ghi nhận ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thông qua phương pháp chứng từ kế toán (biểu hiện là các chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán). Với khâu này, toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh ban đầu được ghi nhận vào các chứng từ một cách trung thực, hợp lý, đầy đủ nh m làm cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo của quá trình kế toán.

Xử lý thông tin kế toán, đó là thông qua những thông tin ban đầu, sẽ tiếp tục được phân loại, sắp xếp, xử lý, hệ thống hóa thông qua các phương pháp kế toán như phương pháp Tài khoản kế toán, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp - cân đối nh m mục tiêu có được những thông tin phù hợp để ghi nhận vào các loại sổ kế toán, các báo cáo liên quan. Tại khâu này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được xử lý phù hợp và ghi nhận, nhưng vẫn chưa cung cấp được các thông tin một cách toàn diện mà cần phải tiếp tục tiến hành ở khâu tiếp theo.

Phân tích và cung cấp thông tin là từ những thông tin kế toán được ghi nhận sẽ tiếp tục được phân tích thông qua các phương pháp phân tích như phân tích theo chiều dọc, phân tích theo chiều ngang, số tuyệt đối, số tương đối,... Nh m có được những số liệu, những thông tin đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng liên quan.

2.1.4 Hình thức biểu hiện của thông tin kế toán doanh nghiệp

Kế toán sử dụng các thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo thời gian. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là thước đo giá trị. Đối với kế toán tài chính thì cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài nên cần có giá trị pháp lý cao và theo khuôn mẫu nhất định về mặt trình bày, hình thức biểu hiện và thời gian; ngược lại, kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp trong việc ứng xử và ra các quyết định kinh doanh, không mang tính chất bắt buộc nên có hình thức biểu hiện và báo cáo tức thì theo yêu cầu. Hơn nữa, kế toán quản trị sử dụng các số liệu quá khứ để từ đó định hướng dự báo tương lai, nên khuôn mẫu báo cáo c ng đa dạng nh m mục tiêu đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Hình thức biểu hiện đối với thông tin do kế toán tài chính cung cấp là các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu trong đó có cơ quan thuế. Đối với thông tin kế toán do kế toán quản trị cấp là các báo cáo nội bộ chỉ cung cấp cho các cấp quản trị bên trong doanh nghiệp theo nhu cầu của các nhà quản lý.

2.1.5 Đ lường chất lư ng thông tin kế toán

Để định nghĩa và đo lường chất lượng TTKT thì không đơn giản. Hiện nay có nhiều quan điểm và tiêu chuẩn về chất lượng TTKT. Schiper & Vincent (2003, 99, theo

Komala 2012) cho r ng “chất lượng của TTKT là một khái niệm phức tạp, chứa các giá trị liên quan của TTKT, nguyên tắc kế toán, và quản trị thu nhập. Thông tin sẽ hữu ích nếu nó được kết hợp với quyết định và nếu nó được hiểu, được sử dụng bởi người sử dụng”. Tương tự, theo Gelinas & ctg (2012), TTKT có chất lượng được sử dụng để giúp người dùng đưa ra quyết định hữu ích.

Đ lường chất lư n TTKT the q an điểm của các chuyên gia

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm chất lượng TTKT. Al Hakim (2007) dựa trên kết quả của một số nghiên cứu đã tổng hợp 11 tiêu chuẩn đo lường chất lượng TTKT, bao gồm:

Bảng 2.1. Thang đo chất lư ng TTKT theo tổng h p của Al Hakim

Accessibility Có thể truy cập

Accuracy Chính xác

Amount of information Số lượng thông tin

Coherence Chặt chẽ

Compatibility Khả năng tương thích

Completeness Đầy đủ

Consisteness of representation Nhất quán về trình bày Easy of manipulation Thao tác dễ dàng Easy of understanding Dễ hiểu

Free of error Không chứa lỗi sai sót

Interpretability Có thể hiểu được

Objectivity Khách quan Relevant Thích hợp Reputation Phổ biến Security An ninh Timeliness Kịp thời Nguồn: Al Hakim (2007)

Trong khi đó, Xu & ctg (2003) đã đo lường chất lượng TTKT dựa trên các tiêu chuẩn như chính xác, nhất quán, kịp thời và đầy đủ. McLeod & Schell (2007) thì cho r ng thông tin có chất lượng khi thông tin thỏa mãn các tiêu chuẩn như chính xác, thích hợp, kịp thời, và đầy đủ. Nghiên cứu được thực hiện bởi Baltzan (2012) thì thể hiện r ng TTKT có chất lượng nếu nó đáp ứng được các yêu cầu như chính xác, đầy đủ, kịp thời và duy nhất. Dựa trên nghiên cứu của Xu & ctg (2003), McLeod & Schell (2007), Al Hakim (2007), kết quả kiểm định trong nghiên cứu của Komala (2012) đã cho thấy r ng tiêu chuẩn chất lượng TTKT c ng bao gồm: chính xác, thích hợp, kịp thời, và đầy đủ. Nghiên cứu của Rapina (2014) một lần nữa đã sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng TTKT là chính xác, thích hợp, kịp thời và đầy đủ.

Đ lường chất lư n TTKT the q an điểm của IPSASB

Theo quan điểm của IPSASB, chất lượng TTKT đồng nghĩa với chất lượng BCTC. Đặc điểm chất lượng thông tin trình bày trên BCTC giúp tạo ra thông tin hữu ích cung cấp cho các đối tượng sử dụng và hỗ trợ đạt được các mục tiêu của BCTC. Để đánh giá chất lượng TTKT, IPSASB đưa ra 4 tiêu chuẩn:

o Dễ hiểu: thông tin đưa ra trong báo cáo phải dễ hiểu để người sử dụng thông tin

có thể hiểu được ý nghĩa chung. Thông tin đưa ra phải đảm bảo cho người sử dụng thông tin hiểu được các hoạt động của đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị và người sử dụng sẵn sàng nghiên cứu thông tin. Do đó, yêu cầu thông tin trên BCTC phải được lập và trình bày theo một cách thức có thể giúp cho người sử dụng hiểu được chúng. Người sử dụng được giả định là có một kiến thức về kinh tế, tài chính, kế toán nhất định và có thiện chí, nỗ lực trong việc đọc BCTC.

o Thích hợp: thông tin trở nên hữu ích khi nó thích hợp với nhu cầu ra quyết định

của người đọc. Nó giúp cho việc đánh giá sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc trong việc khẳng định hoặc điều chỉnh sự đánh giá trong quá khứ. Để đảm bảo được tính thích hợp, thông tin phải được phản ánh cụ thể theo thời gian. Tính thích hợp của thông tin chịu ảnh hưởng bởi nội dung và tính trọng yếu của thông tin.

o Trung thực: thông tin trung thực là những thông tin không có các lỗi cơ bản hay

bị bóp méo và nó có thể còn phụ thuộc vào người sử dụng để trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình của đơn vị. Trình bày trung thực được phản ánh qua

các tiêu chuẩn như: trình bày trung thực và hợp lý, sự đúng đắn, tính trung lập, sự thận trọng và sự đầy đủ.

o So sánh được: thông tin trong các BCTC có thể so sánh được khi người sử dụng

thông tin nhận biết được những điểm tương tự và sự khác nhau giữa các thông tin đó với thông tin trong các báo cáo khác. So sánh được để so sánh các BCTC của các đơn vị khác nhau; và so sánh các BCTC của một đơn vị ở các thời điểm khác nhau. Vì vậy các nghiệp vụ kinh tế giống nhau phải được ghi nhận và trình bày một cách nhất quán trong toàn đơn vị, giữa các thời kỳ và giữa các đơn vị. Việc thuyết minh là cần thiết để đảm bảo thông tin có thể so sánh được.

Đồng thời IPSASB cũng đưa ra những hạn chế, ràng buộc của thông tin trình bày trên BCTC, như:

o Thời gian cung cấp thông tin: nếu có một sự trì hoãn thái quá trong việc báo cáo thông tin sẽ làm mất tính thích hợp về thời gian của thông tin nhưng nếu cung cấp thông tin chậm lại cho đến khi tất cả tình hình của đơn vị được biết thì thông tin có thể có độ tin cậy cao và mất đi tính hữu ích cho người sử dụng thông tin để ra các quyết định.

o Trọng yếu: tính phù hợp của thông tin phụ thuộc vào tính trọng yếu, thông tin là trọng yếu nếu như xác định sai hoặc bỏ sót nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định hoặc đánh giá của người sử dụng thông tin trong báo cáo. Tính trọng yếu phụ thuộc vào tính chất và quy mô của các khoản mục hoặc mức độ các sai sót đã được đánh giá trong những tình huống sai sót cụ thể.

o Chi phí – lợi ích: Sự cân đối phù hợp giữa các đặc điểm chất lượng. Mỗi đặc điểm chất lượng là không thể thiếu, chúng kết hợp với nhau tạo ra thông tin hữu ích để đạt được mục tiêu của BCTC. Tuy nhiên trên thực tế, có thể các đặc điểm chất lượng sẽ không đạt được một cách đầy đủ, do đó việc cân đối giữa các đặc điểm rất cần thiết.

Đ lường chất lư n TTKT the q an điểm của Chế độ kế toán HCSN Việt Nam

Theo Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số19/2006/QĐ-BTC, để thông tin trên BCTC đạt chất lượng thì:

- BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định và phải lập, nộp đúng kỳ hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

- Hệ thống chỉ tiêu BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.

- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị.

- Số liệu trên BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các sổ kế toán.

2.2 Công ty dịch vụ công ích

2.2.1 Khái niệ ôn ty Nh Nước

Công ty Nhà Nước là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của kinh tế nhà nước, quan niệm về công ty Nhà Nước ở các quốc gia trên thế giới c ng có nhiều điểm không thống nhất với nhau. Ở Việt Nam, quan niệm về công ty Nhà Nước trong từng giai đoạn c ng có nhiều thay đổi, do đó c n những điểm chưa thống nhất trong lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình sắp xếp, đổi mới công ty Nhà Nước hiện nay.

Trước kia, khi đất nước ta còn tập trung tối đa sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giành độc lập tự do cho tổ quốc, Đảng ta chủ trương thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế, các xí nghiệp quốc doanh (ngày nay gọi là công ty Nhà Nước) chiếm vị trí thống trị trong nền kinh tế. Về mặt sở hữu, đó là các xí nghiệp do nhà nước thành lập, đầu tư 100% vốn (hoặc từ nguồn viện trợ của các nước anh em trong hệ thống XHCN); do nhà nước trực tiếp quản lý. Nhà nước cung cấp vật tư, nguyên liệu và các xí nghiệp sản xuất khi đó phải giao nộp toàn bộ sản phẩm. Về phân phối, thực hiện chế độ phân phối hiện vật, theo định lượng do nhà nước quy định. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đổi mới cơ chế quản lý, công ty Nhà Nước luôn dành được sự quan tâm đúng mức. Các công ty Nhà Nước không những thay đổi về nguyên tắc hoạt động, cơ chế quản lý, phương thức hạch toán mà c n thay đổi cơ cấu sở hữu, ngoài ra còn xuất hiện một

số hình thức sở hữu hỗn hợp. Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1995 lần đầu tiên tại nước ta đã đưa ra khái niệm về Doanh nghiệp Nhà nước như sau :

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nh m thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Đến tháng 11 năm 2003, luật Doanh nghiệp Nhà nước được điều chỉnh như sau: "Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH".

2.2.2 Khái niệm công ty công ích

Tại Nghị định số: 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ, DNCI được quan niệm như sau: DNNN hoạt động công ích là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là lần đầu tiên luật pháp Việt Nam thừa nhận loại hình DNNN hoạt động công ích làm cơ sở để xác định phạm vi và cơ chế quản lý các DNCI, là vấn đề rất mới đối với Việt Nam. Trước đây, trong cơ chế "thu đủ, chi đủ" không có sự khác nhau giữa doanh nghiệp kinh doanh và các DNCI chuyên sản xuất các hàng hóa, dịch vụ công cộng nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, sau khi các DNNN chuyển sang nguyên tắc thương mại, trong một thời gian dài cả nhà nước và các DNCI đều lúng túng về cơ chế quản lý.

Hiện nay, theo quan niệm mới tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ cho r ng: SP, DVCI là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc đảm bảo quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có

khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty dịch vụ công ích TP hồ chí minh​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)