2.1.6 .Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
2.1.7. Tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Để phục vụ cho việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi tình hình hoạt động của công ty, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc; công ty tổ chức phòng kế toán riêng theo hình thức tập trung với 7 ngƣời. Phòng kế toán đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo của giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán tại công ty, hƣớng dẫn, chỉ đạo các bộ phận khác trong công ty. Thực hiện ghi chép đầy đủ, trung thực, đúng chế độ chính sách, pháp luật về kế toán và quản lý kinh tế. Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung nên đảm bảo sự chỉ đạo, tập trung thống nhất và phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty đƣợc mô tả trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 . Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần nhôm Sông Hồng (Theo phòng kế toán)
- Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp kiêm tính giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán Kế toán vật tƣ kiêm tài sản cố định Kế toán bán hàng Kế toán vốn bằng tiền kiêm tiền lƣơng Kế toán thuế Thủ quỹ
+ Kế toán trƣởng: Là ngƣời điều hành hoạt động của phòng kế toán, cân đối nguồn vốn và điều hành phân bổ nguồn vốn đảm bảo duy trì tốt nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đồng thời, kế toán trƣởng có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị, là ngƣời tham mƣu cho tổng giám đốc về toàn cảnh tình hình hoạt động và phƣơng hƣớng hoạt động về tài chính của công ty. + Kế toán tổng hợp kiêm tính giá thành sản phẩm: Là ngƣời kiểm tra kết nối, tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán, tính giá thành sản phẩm; lập các sổ sách, báo cáo, tham mƣu cho giám đốc, kế toán trƣởng trong việc đƣa ra các quyết định xử lý tài chính.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ của công ty, lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ và thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
+ Kế toán vật tƣ kiêm tài sản cố định: Theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu, tính giá thành vật tƣ và thực hiện định mức tiêu hao vật liệu quản lý, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty, hàng tháng tính toán và phân bổ khấu hao cho các đối tƣợng phù hợp, lập dự toán về chi phí sửa chữa TSCĐ.
+ Kế toán bán hàng: Là ngƣời làm nhiệm vụ bán hàng theo đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh chuyển sang, theo dõi tình hình nhập xuất sản phẩm tiêu thụ, báo cáo tổng hợp sản lƣợng cho các phòng ban theo yêu cầu.
+ Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán tiền lƣơng: Làm nhiệm vụ theo dõi phát sinh Nợ, Có của tài khoản 112 trên hệ thống ngân hàng, làm và theo dõi các khoản vay, khoản tất toán đến hạn liên quan đến ngân hàng. Đồng thời tính lƣơng và các khoản phải trả theo lƣơng cho ngƣời lao động.
+ Kế toán thuế: Kê khai, tính thuế GTGT đầu ra phải nộp, theo dõi thuế GTGT đƣợc khấu trừ.
+ Thủ quỹ: Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi vào sổ quỹ để làm căn cứ đối chiếu với nhật ký của kế toán vốn bằng tiền.
2.1.7.2. Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 cùng năm dƣơng lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ) - Kỳ kế toán: Công ty tiến hành hạch toán theo quý
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hƣớng dẫn thực hiện kèm theo.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định đƣợc ghi nhận theo nguyên giá. Khấu hao đƣợc trích theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Tỷ lệ khấu hao đƣợc phù hợp với Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính. Thời gian hữu dụng ƣớc tính theo Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính
- Đối với hàng tồn kho: Công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Tính giá trị hàng xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.
* Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán,sổ kế toán áp dụng tại công ty
- Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán:
Hệ thống chứng từ và tài khoản của công ty áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống sổ sách bao gồm:
- Sổ nhật ký chung (sổ trọng tâm) - Sổ cái các tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
+ Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra dùng đó làm căn cứ ghi sổ: trƣớc hết, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung; sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp
Trƣờng hợp công ty có mở sổ - thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh phải đƣợc ghi vào sổ - thẻ kế toán chi tiết liên quan.
+ Cuối tháng, quý, năm: cộng số liệu trên Sổ cái và lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ - thẻ kế toán chi tiết) thì kế toán sẽ dùng số liệu đó để lập Báo cáo tài chính.
* Tổ chức hệ thông báo cáo tài chính tại công ty
Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty áp dụng theo thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DN