Cây sài đất (Weledia calendulacea (L) Less) Hình 5 Tên khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 79 - 80)

- NavetBiozym: Phân hủy nhanh thức ăn thừa và xác bã động, thực vật trong ao Tạo mô

4.6.6. Cây sài đất (Weledia calendulacea (L) Less) Hình 5 Tên khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc.

Tên khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc. Tên khoa học: Weledia calendulacea (L). Less.

Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể cao tới 0,5m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, lá gần nh− không cuống, mọc đối hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, cụm hoa hình đầu, cuống cụm hoa dài v−ợt các nhành lá. Hoa màu vàng t−ơi. Cây sài đất mọc hoang ở nhiều tỉnh phía bắc.

Trong cây sài đất có tinh dầu, nhiều muuôí vô cơ đặc biệt có chất lacton gọi là Wedelolacton. Công thức hoá học: C16H10O7 với tỷ lệ 0,05%. Cấu tạo hoá học của - Công dụng sài đất dùng cho ng−ời để trị viêm tấy ngoài da, ở khớp x−ơng, s−ng bắp chuối, lở loét, mụn nhọt

Đã thử nghiệm trên vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây bệnh nhiễm trùng xuất huyết đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi lồng, , đ−ờng kính vòng mẫn cảm của vi khuẩn với dịch chiết sài đất là 11-20mm (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 1992). Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo d−ợc Sài đất đều có tác dụng (mẫn cảm) với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio

parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda

và Hafnia alvei) gây bệnh ở n−ớc ngọt và lợ mặn (Bùi Quang Tề, 2006).

Hiện nay cây sài đất phơi khô nghiền thành bột phối chế thành thuốc KN-04-12 (xem mục thuốc KN - 04-12) phối chế thành thuốc chữa bệnh cá. Tỏi tách chiết thành cao dầu phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho Cá Tra nuôi. Kết quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp cho tôm nuôi (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T).

Dùng t−ơi: 3,5-5,0kg giã lấy n−ớc trộn với thức ăn cho 100kg cá /ngày, trong 7 ngày liên tục.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)