Gây rối loạn sự hoạt động 1 phần của hệ thống tuần hoàn:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 25 - 26)

- Bệnh ký sinh: Chỉ những bệnh do sinh vật ký sinh gây ra:

2.2.1. Gây rối loạn sự hoạt động 1 phần của hệ thống tuần hoàn:

Cơ thể muốn duy trì sự sống cần có bộ máy tuần hoàn khoẻ mạnh. Hệ thống tuần hoàn không những cung cấp chất dinh d−ỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài mà khi cơ thể bị bệnh còn tập trung bạch cầu và kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó cơ thể bị bệnh, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào tổ chức bị trở ngại, sức đề kháng sẽ yếu thậm chí có thể làm cho cá, tôm bị chết.

Sự rối loạn của hệ thống tuần hoàn chia ra làm 2 loại: Rối loạn cục bộ hoặc rối loạn toàn thân. Sự rối loạn 1 phần bộ máy tuần hoàn chỉ xảy ra ở bộ phận cá biệt của cơ thể những bộ phận khác không nhìn thấy rõ. Rối loạn toàn bộ bộ máy tuần hoàn là lúc chức năng của bộ máy tuần hoàn kém tác dụng. tách biệt sự rối loạn cục bộ và toàn phần của hệ thống tuần hoàn chỉ là t−ơng đối bởi vì sự rối loạn 1 phần hệ thống tuần hoàn là biểu hiện cục bộ của sự rối loạn toàn thân mặt khác lúc đầu các cơ quan trong tim, não phát sinh rối loạn cục bộ có thể tiến tới phát triển rối loạn cả hệ thống tuần hoàn do đó cả 2 loại rối loạn có quan hệ mật thiết với nhau lúc đầu bao giờ cũng bắt đầu từ rối loạn cục bộ.

2.2.1.1. Tụ máu:

Bất kỳ một tổ chức hay một cơ quan nào của cơ thể có hàm l−ợng máu v−ợt quá số l−ợng bình th−ờng thì gọi là tụ máu. Hiện t−ợng đó là do các mao quản, động mạch nhỏ, tĩnh

mạch nhỏ nở ra quá nhiều và chứa đầy máu. Do nguồn gốc máu đ−a đến mà chia ra tụ máu đông mạch và tụ máu tĩnh mạch.

Tụ máu động mạch: Máu từ động mạch lớn đi vào các tổ chức cơ quan v−ợt qua số l−ợng bình th−ờng dẫn đến tụ máu động mạch. Có hiện t−ợng này do phản xạ làm cho động mạch nhỏ nở ra, số l−ợng mao quản hoạt động cũng tăng lên, máu chảy nhanh, trong máu có nhiều oxy, qua trình trao đổi chất của tế bào tổ chức tăng nhanh do đó cục bộ tổ chức bị s−ng có máu đỏ t−ơi, nhiệt độ tăng lên bị nóng, ở cá, tôm hiện t−ợng này không rõ. Tụ máu động mạch không phải lúc nào cũng bệnh lý nh− lúc ăn trong ống tiêu hoá có tụ máu đó là hiện t−ợng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể sinh vật.

Kết quả của tụ máu động mạch quyết định bởi vị trí và quá trình phát triển, nếu tụ máu quá trình trao đổi chất nh− đột biến trị bệnh, viêm loét tụ máu đó là phản ứng phòng vệ của cơ thể. Tụ máu động mạch nghiêm trọng là làm cho l−ợng máu ở bộ phận khá giảm đột ngột gây ra ảnh h−ởng xấu, có lúc xảy ra chảy máu không vỡ cãng nguy hiểm đến tính mạng. Tụ máu mãn tính có thể làm cho vách mạch máu của cơ thể dày hơn, thời gian tụ máu của tổ chức không kéo dài thì mức độ ảnh h−ởng không nguy hiểm.

Tụ máu tĩnh mạch: Máu sau khi đã tiến hành trao đổi chất chảy về tĩnh mạch lớn quá ít máu tích tụ lại trong các mao quản và tĩnh mạch nhỏ quá nhiều thì gọi là tụ máu tĩnh mạch, khi tĩnh mạch tụ máu, máu chảy chậm, quá trình trao đổi chất bị rối loạn, nhiệt độ hạ thấp, ôxy trong máu giảm, cơ năng hoạt động của các tổ chức cơ quan yếu. Sau khi tụ máu tĩnh mạch tính thẩm thấu của vách mạch máu tăng lên làm phát sinh ra hiện t−ợng phù và tích n−ớc trong tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tụ máu tĩnh mạch là do máu trở ra bị trở ngại, có thể vì tĩnh mạch bị đè nén, mạch máu bị tắc. Nếu tụ máu tĩnh mạch nặng, trong máu có nhiều chất độc có khi còn thiếu ôxy và , thiếu chất dinh d−ỡng làm cho chức năng hoạt động của các cơ quan bị rối loạn.

2.2.1.2. Thiếu máu:

Lúc l−ợng máu của cơ thể giảm hoặc số l−ợng hồng huyết cầu ít đi so với bình th−ờng gây ra hiện t−ợng thiếu máu, một cơ quan hay tổ chức nào đó của cơ thể bị thiếu máu thì gọi là thiếu máu cục bộ. Bộ phận thiếu máu nhiệt độ hạ thấp, màu sắc biến nhạt. Tổ chức bị thiếu máu lúc đầu thể tích nhỏ lại nh−ng về sau do thiếu dinh d−ỡng sản sinh ra hiện t−ợng phân giải làm cho tổ chức bị phù, thể tích tăng lên nh− bệnh nấm mang làm cho mang thiếu máu tổ chức mang màu trắng nhạt, một số bộ phận s−ng phồng lên. Nguyên nhân dẫn đến hiện t−ợng thiếu máu có thể do sinh vật hút máu, do tắc mạch máu, do dị tật của bộ máy tuần hoàn hoặc thành phần tạo máu nh−: Fe, Ca, P...không đủ. Tác hại của việc thiếu máu còn tuỳ thuộc vào mức độ thiếu máu, thời gian, tính mẫn cảm của tổ chức. Nếu thiếu máu nghiêm trọng có thể làm cho tế bào tổ chức bị chết dần dần, làm tê liệt toàn thân.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 25 - 26)