Chọn giống cá tôm có sức đề kháng tốt:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 53 - 54)

- Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột Kiểm tra cơ

2. Nguyên lý phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thuỷ sản

2.3.3. Chọn giống cá tôm có sức đề kháng tốt:

Qua thực tiễn sản xuất, thấy có hiện t−ợng một số ao nuôi cá bị bệnh, đa số cá trong ao bị chết nh−ng có một số con có khả năng miễn dịch một số bệnh và sinh tr−ởng rất nhanh qua đó chứng tỏ sức đề khángcủa cá trong cùng một giống cá có sự sai khác rất lớn từ đó ng−ời ta đã lợi dụng đặc tính này chọn giống cá có sức đề kháng cao chống đ−ợc bệnh.

Dùng ph−ơng pháp đơn giản và dễ làm là gây sốc bằng Formalin để chọn đàn tôm giống khoẻ và ít nhiễm bệnh. Thả 150-200 ấu trùng tôm vào dung dịch Formalin 50-100 ppm (50- 100ml Formalin 36-38%/m3 n−ớc) trong thời gian 1-2 giờ. Nếu tỷ lệ ấu trùng tôm sống sau khi sốc > 95% là đàn tôm giống khoẻ ít nhiễm bệnh virus. Khi nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, tốt nhất nên kiểm tra tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh virus (MBV, đốm trắng) bằng ph−ơng pháp mô bệnh học và PCR.

Chọn tôm bột (Postlarvae) có hình dạng bình th−ờng, chuỳ, các phần phụ (râu, chân bơi, chân bò, đuôi) không gẫy hoặc ăn mòn có màu đen. Tỷ lệ giữa độ dày ruột và độ dày cơ ở đốt bụng thứ 6 là 1:4 (độ dày của ruột bằng 1/4 độ dày của cơ), ruột tôm có thức ăn. Tôm bột khoẻ, đuôi có các sắc tố, các phần phụ đuôi mở rộng. Trạng thái của tôm bột khoẻ khi bơi cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động từ bên ngoài, bơi chủ động ng−ợc dòng khi khuấy n−ớc. Khi dòng n−ớc khuấy yên tĩnh, tôm có xu h−ớng bám vào thành chậu nhiều hơn bị n−ớc cuốn vào giữa chậu. Tôm yếu hoạt động lờ đờ, phản ứng chậm, cơ thể cong dị hình và không đều.

Chọn giống cá tôm miễn dịch tự nhiên:

Cá sống trong các thuỷ vực tự nhiên cũng nh− trong ao nuôi có lúc xảy ra dịch bệnh làm cho đa số cá có thể chết nh−ng cũng có một số ít sống sót do bản thân có khả năng sản sinh ra kháng thể có tác dụng chống lại tác nhân gây bệnh tạo đ−ợc tính miễn dịch. Ng−ời ta đ−a số cá này nuôi và nhân đàn với mục đích tạo đ−ợc giống cá nuôi có khả năng chống đỡ với bệnh tật. Teo Chalor Limsuwan (2000) đã đề xuất nên dùng tôm sú bố mẹ đánh bắt ở độ sâu 60-120m, kích th−ớc từ 26-30cm, chúng ít bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSBV) hơn tôm đánh bắt ở vùng n−ớc nông ven bờ.

Cho lai tạo để chọn giống khoẻ có sức đề kháng cao:

ứng dụng đặc tính di truyền miễn dịch của cá ng−ời ta tiến hành lai tạo để có giống cá mới, có sức đề kháng cao, chống đỡ các loại bệnh tật. N−ớc ta các nhà khoa học cho lai tạo các loại hình cá chép với nhau, cá chép Việt nam với cá chép Hung, cá chép Malaysia tạo giống cá chép V1 với con lai có sức đề kháng tốt hơn cá bố mẹ.

Gây miễn dịch nhân tạo

Ng−ời ta dùng vacxin tiêm, trộn vào thức ăn của cá, tôm làm cho cơ thể tạo ra đ−ợc khả năng miễn dịch làm vô hiệu hoá tác nhân gây bệnh. Tiêm vacxin cho cá không những có tác dụng phòng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Cá sống trong môi tr−ờng khi bị nhiễm một loại bệnh nào đó có một quá trình dài đ−ợc ủ bệnh nên cơ thể cá có khả năng sản sinh ra kháng thể và kháng nguyên. Khi tiêm vào cá bị bệnh nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Chơng 3

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)