Các chế phẩm sinh học probiotic.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 73 - 74)

- Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột Kiểm tra cơ

4. Một số hoá chất và thuốc th−ờng dùng cho nuôi trồng thuỷ sản

4.5. Các chế phẩm sinh học probiotic.

Fuller (1989) và G. W. Tannock (2002) định nghĩa probiotic là: “cung cấp các chủng vi khuẩn sống mà chúng tác động có lợi cho sự cân bằng vi sinh vật đ−ờng ruột của động vật”. Chế phẩm sinh học là các nhóm vi sinh vật trong môi tr−ờng ao nuôi và trong cơ quan tiêu hóa của tôm. Có nhóm vi khuẩn hoạt động khắp nơi trong ao và có thể c− trú trong ruột, dạ dày của tôm nuôi. Một số dòng vi khuẩn đề kháng đ−ợc một số bệnh cho tôm nuôi. Vi khuẩn có tác dụng sinh học là phân hủy các chất thải gây ô nhiễm trong ao. Một số enzyme giúp cho sự tiêu hóa của tôm, giảm hệ số thức ăn. Kích thích hệ miễn dịch hoặc cung cấp kháng thể thụ động cho tôm làm tăng sức đề kháng.

Bảng 8: Thành phần và tác dụng của chế phẩn sinh học

Các loài vi khuẩn Chức năng

- Nitrosomonas spp Vi khuẩn tự d−ỡng, phân hủy ammonia thành nitrite - Nitrobacter spp Vi khuẩn tự d−ỡng, phân hủy nitrite thành nitrate

- Bacillus criculans - B. cereus - B. laterosporus - B. licheniformis - B. polymyxa - B. subtilus - B. mesentericus - B. megaterium

Vi khuẩn kị khí không bắt buộc, chúng cạnh tranh sinh học, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nh− Vibrio, Aeromonas; ký sinh trùng đơn bào

- Lactobacillus lacts - L. helveticus - Saccharomyces crevisiae - Bacterides sp - Cellulomonas sp - Entrobacter sp - Rhodopseudomonas - Marinobacter spp - Thiobacillus spp - Bifdobacterium spp

Vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc, chúng tiết enzyme có thể phẩn hủy các chất hữu cơ (đạm, mỡ, đ−ờng), khống chế thực vật phù du phát triển, ổn định pH, cả thiện chất l−ợng môi tr−ờng.

- Enzyme: lipase, protease, amylase - Hemi- cellulase, Pecnase

Kích thích hệ tiêu hóa

- Chiết xuất thực vật ức chế hoặc tiêu diệt các mầm bênh, diệt cá tạp - Bêta Glucan Kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm

- Kháng thể Tạo miễn dịch thụ động

Tác dụng của Probiotic:

- Cải thiện chất n−ớc, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao.

- Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho động vật thủy sản. Sau đó chúng đ−ợc chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các động vật thủy sản.

- Giảm bớt bùn ở đáy ao.

- Giảm các vi khuẩn gây bệnh nh−: Vibrio spp, Aeromonas spp và các loại virus khác nh−

gây bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng…

- Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho tôm nuôi.

Nhiều mùn bã trong ao nuôi sẽ tích tụ nhiều nitrogen, một số vi khuẩn gram âm tiết ra chất nhầy để lấy thức ăn. Lớp chất nhầy ở đáy ao ngăn sự khuyếch tán oxy vào lớp bùn đáy. Dó

đó lớp chất thải ở đáy ao không bị phân hủy, Probiotic giúp phân hủy làm sạch chất thải ở đáy ao, nhóm vi khuẩn này đã lấn át nhóm vi khuẩn gây bệnh nh− Vibrio spp, Aeromonas spp…Nhóm vi khuẩn có lợi trong probiotic có khả năng loại bỏ chất thải chứa nitrogen nhờ enzyme ngoại bào do chúng chuyển hóa. Cho nên nhóm vi khuẩn này giải phóng enzyme trong ao có tác dụng đề kháng (làm giảm) vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao. Ngoài ra nhóm vi khuẩn còn làm giảm các dạng ammonia, nitrite và nitrát.

Hiện nay trên thị tr−ờng có nhiều loại chế phẩm sinh học để cải thiện môi tr−ờng nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh. Những sản phẩm này t−ơng đối đắt không nên dùng trong các hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN_PHẦN 1 potx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)