Nội dung và chính sách phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát của công ty cổ phần danco hải phòng trên thị trường thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)

1 .Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

5. Kết cấu khóa luận

1.4. Nội dung và chính sách phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát

1.4.1. Nội dung phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát

Các hoạt động nhằm phát triển thương mại sản phẩm gạch ốp lát thì phải đảm bảo cho lĩnh vực này có sự mở rộng, sự thay đổi về chất lượng, mẫu mã, .. theo hướng tích cực nâng cáo hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

- Thứ nhất, phát triển thương mại sản phẩm gạch ốp lát là sự mở rộng về quy mô thương mại gồm: doanh thu, sản lượng tiêu thụ,…Các hoạt động làm cho thương mại sản phẩm gạch có sự mở rộng về quy mô nghĩa là làm cho lĩnh vực thương mại có sự tăng về sản lượng qua đó nâng cao doanh thu bán hàng và có sự mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

- Thứ hai phát triển thương mại sản phẩm gạch ốp lát gắn liền với việc nâng cao chất lượng thương mại sản phẩm này khi cung cấp ra thị trường thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ tăng về mặt số lượng mà các hoạt động phát triển sản phẩm thương mại gạch ốp lát cũng phải quan tâm đến mặt chất lượng.

- Thứ ba: Phát triển thương mại sản phẩm gạch ốp lát gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại sản phẩm là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động đến kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng trên nhằm mục đích cho hoạt động thương mại sản phẩm có thể làm tăng hiệu quả mà chi phí không tốn kém. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại sản phẩm gạch ốp lát cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tối đa hóa chi phí sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận đồng thời gây dựng tầm quan trọng của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả thương mại cũng đồng nghĩa với tính bền vững, phát triển thương mại sản phẩm góp phần tạo thêm công ăn việc làm, đóng góp ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nói tóm lại phải kết hợp mục tiêu kinh tế và xã hội thì sự phát triển thương mại mới bền vững và lâu dài.

1.5.2. Chính sách phát triển thương mại sản phẩm

-Chính sách phát triển nguồn hàng

Đây là chính sách nhằm quy hoạch và tập trung nguồn hàng phục vụ cho các đơn hàng. Nguồn hàng của hầu hết các mặt hàng hiện nay khá đa dạng và phong phú từ các nhà cung cấp nước ngoài cũng như liên doanh liên kết trong nước với nước ngoài khá nhiều. Tuy nhiên cần đảm bảo nguồn hàng nhập về không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn cần ổn định về chất lượng, số lượng. Ngoài ra với các doanh nghiệp sản xuất cũng có các chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu tròn sản xuất đến công nghệ hiện đại, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện mở

rộng kinh doanh, tạo năng suất hiệu quả hơn. Từ đó phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thị trường.

-Chính sách quản lí nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh của công ty, việc quản lí nguồn vốn rất quan trọng, dẫn đến sự thành bại và hiệu quả kinh doanh bởi nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Đối với một công ty trong hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì việc đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu mua vào, dữ trữ hàng hóa phục vụ việc phân phối diễn ra liên tục là yêu cầu quan trọng đối với công tác sử dụng nguồn vốn

Quản lý vốn của công ty luôn chú ý đến thay đổi trong dòng vốn lưu chuyển và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh, công ty luôn xem xét các khoản cấu thành sau đây:

+Tiền và các khoản tương đương tiền +Các khoản phải thu

+Hàng tồn kho

+Tổng nợ phải trả ( gồm : nợ dài hạn và nợ ngắn hạn) +Vốn chủ sở hữu

Quản lí chặt chẽ các khoản công nợ của khách hàng và giảm thiểu nợ tồn đọng quá hạn (hoặc có phương án để trích lập dự phòng).

Công ty luôn đưa ra hạch toán, dự báo nhu cầu sử dụng vốn cho từng thời kì, từng phòng ban từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách tối ưu tận dụng các khoản thu từ hoạt động kinh doanh đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn của công ty. Tận dụng tối đa các khoản đóng góp, các khoản vay đảm bảo khả năng thanh toán chi trả trong tương lai

- Chính sách giá: Các công ty chuyên dòng sản phẩm gạch ốp lát luôn coi trọng chính sách giá vì nó là một trong những công cụ để đạt được mục tiêu doanh thu đề ra. Giá là yếu tố cạnh tranh đầu tiên trên thị trường hiện nay của các doanh nghiệp cùng kinh doanh và hoạt động trong cùng lĩnh vực. Điều đặt ra là vừa nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phải đưa ra mức giá hợp lí và có tính cạnh tranh nhất. Doanh nghiệp luôn có bảng giá đi kèm sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra có chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng tiềm năng. Chính sách giá của các công ty này là sự tập hợp những cách thức và quy tắc xác định mức giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ dao động cho phép, biến đổi mức giá cơ sở trong những điều kiện nhất định của hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường. Nếu các công ty có chính sách giá hợp lý hay giá bán ra phù hợp với giá trị sản phẩm thì hàng hóa sẽ được người tiêu dùng chấp nhận Do đó chính

sách giá phù hợp được coi là một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng và thành công trên thị trường.

-Chính sách đối với nguồn nhân lực của công ty nhằm phát triển thương mại

Nguồn nhân lực có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bởi họ là người trực tiếp tìm kiếm, kiểm tra, phân phối các sản phẩm. Vì thế nếu người lao động được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản thì năng suất lao động sẽ tăng lên, tiết kiệm chi phí kinh doanh. Công ty cần tăng cường đào tạo trình độ kỹ thuật cho nhân công, nâng cao tay nghề, đào tạo trình độ chuyên môn cho nhân viên phát triển thương mại sản phẩm. Trình độ và kinh nghiệm của nhân viên càng cao thì kinh doanh càng có hiệu quả. Bên cạnh đó thì quá trình sử dụng và phân bố nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn. Ở các khâu khác nhau thì quá trình kinh doanh thì nhân lực sử dụng ở trình độ khác nhau để tránh lãng phí, thiếu hụt nguồn nhân lực một cách hợp lí cần có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo với nguồn nhân lực trẻ, tài năng đem lại nguồn lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Chính sách phát triển thị trường:Đây là chính sách quan trọng được ưu tiên phát triển hàng đầu. Việc khẳng định thương hiệu trên thị trường là thành công của doanh nghiệp và chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: Thực hiện chiến lược PR, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm… Nhằm giới thiệu sản phẩm khách hàng, thường xuyên hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp đưa ra chiến lược maketing nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường thu hút khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư lớn. Chính sách phát triển thị trường được hoạch định và thực hiện tốt sẽ tạo cơ hội tìm kiếm thị trường mới, làm cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG GẠCH ỐP LÁT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DANCO HẢI PHÒNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát của công ty cổ phần danco hải phòng trên thị trường thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)