2.3.2 .Về chất lượng hoạt động thương mại mặt hàng gạch ốp lát
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại mặt gạch ốp lát của doanh
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Thứ nhất về phát triển nguồn hàng và tiềm lực
+ Chất lượng nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nguồn hàng.
+ Hiệu quả sử dụng vốn: Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí. Doanh thu qua các năm đều tăng nhưng kéo theo chi phí cũng tăng. Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh còn thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả chưa cao và gây lãng phí cho doanh nghiệp.
+ Dịch vụ sau bán tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về một nhãn hiệu phân phối mặt hàng cụ thể. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động bán hàng như dịch vụ bảo hành, dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận chuyển... vẫn còn hạn chế và chưa đem đến sự hài lòng tuyệt đối ở khách hàng.
- Thứ hai về phát triển thị trường
+ Công tác lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường đối với công ty là vô cùng quan trọng nhưng chưa được triển khai hợp lý nên việc điều tra, nghiên cứu phát hiện ra những nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả của thị trường và việc phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu đó còn chưa đạt hiệu quả cao.
+ Mạng lưới kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở thị trường thành phố Hải Phòng chưa khai thác hết tiềm năng của các tỉnh lân cận, cũng như chưa quan tâm đến các hình thức tiếp cận quảng bá hình ảnh đối với khách hàng và thị trường.
+Công ty mới chỉ nghiên cứu thị trường một cách chủ quan và không có kế hoạch cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên thực tế công ty chưa nghiên cứu thị trường một cách khoa học, hệ thống, chủ yếu là dựa vào thông tin từ doanh số để điều chỉnh, chưa có sự chủ động nghiên cứu. Do vậy các thông tin đến chậm và công ty phản ứng không kịp với các thay đổi của thị trường.
+ Các kênh phân phối còn chưa được phát triển về hình thức, tạo sự khó khăn về tiếp cận sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
- Thứ ba về môi trường thương mại.
+ Môi trường vi mô: Môi trường kinh doanh của công ty còn chưa hoàn thiện và nâng cao dẫn đến công ty còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ Môi trường vĩ mô: Các thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, vấn đề hàng giả, háng nhái vẫn chưa thể kiểm soát… Hệ thống xử lý thuế: hoàn thuế, khấu trừ thuế, quyết toán thuế chậm làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty do chậm nhận được các khoản thuế được hoàn
*Nguyên nhân
-Nguyên nhân chủ quan
+ Công ty chưa có những biện pháp quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh, hạn chế những lãng phí về vốn khiến cho việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Công tác quản lý nguồn vốn chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn lỏng lẻo, phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý. Số lượng hàng tồn kho nhiều gây ra hiện tượng ứ đọng trong khâu thanh toán và dự trữ, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn.
+ Chất lượng nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế là do công tác tuyển dụng vẫn chưa gắn sát với thực tế. Công tác đào tạo và giám sát lao động vẫn còn nhiều hạn chế, không đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của từng lao động dẫn đến việc sắp xếp bố trí không đúng chức năng, lĩnh vực chuyên môn, làm cho hiệu quả sử dụng lao động không cao.
+ Các công cụ quảng bá kinh doanh qua website, social marketing,… còn chưa được chú trọng phát triển, chưa thực sự đúng đắn và hiệu quả, dẫn đến tình trạng khó khăn như hiện nay. Việc quảng cáo, marketing cần được đẩy mạnh hơn, phát triển hệ thống Website, mua bán qua các sàn thượng mại điện tử đang là xu thế hiện nay. Quan hệ ngoại giao với khách hàng còn kém, chưa tạo được nhiều sự lựa chọn với các khách hàng mới
+ Tiềm năng tài chính của công ty còn thấp so với nhu cầu thực tế, chưa thích hợp với nhu cầu kinh doanh cần thiết hiện nay. Vốn vẫn được đảm bảo và tăng thêm nhưng còn phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài nên kém chủ động trong kinh doanh.
- Nguyên nhân khách quan
+ Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập gây khó khăn cho phát triển thương mại của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết bị xây dựng nói riêng. Bên cạnh đó, công tác quản lý kiểm tra theo dõi chưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng không nắm bắt được diễn biến phát triển của các doanh nghiệp. Hơn nữa các chính sách pháp luật còn đang trong quá trình hoàn thiện đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp.
+ Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, thủ tục hải quan vẫn còn nhiều bất cập và đặc biệt là chưa kiểm soát được vấn đề hàng giả, hàng nhái…gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp phân phối các mặt hàng chính hãng.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG GẠCH ỐP LÁT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DANCO HẢI PHÒNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2021 – 2026
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát của công ty Cổ phần Danco Hải Phòng trên thị trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2026
3.1.1. Quan điểm phát triển mại mặt hàng gạch ốp lát của công ty Cổ phần Danco Hải Phòng trên thị trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2026
Thời gian qua, mặt hàng gạch ốp lát là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty Cổ phần Danco Hải Phòng và cũng là sản phẩm được công ty chú trọng phát triển trong thời gian tới. Nhận thấy những tiềm năng trong phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát và đánh giá năng lực hoạt động của mình, công ty Cổ phần Danco Hải Phòng đã đưa ra quan điểm phát triển thương mại mặt hàng gạch ốp lát như sau:
- Con người là yếu tố hàng đầu để phát triển thành công. Quan điểm đánh giá con người dựa trên thái độ và sự nhiệt huyết, năng lực có thể đào tạo nhưng thái độ thì rất khó thay đổi. Công ty luôn trân trọng ý kiến sáng tạo và đóng góp của nhân viên, tạo môi trường thuận lợi để họ phát huy hết khả năng của mình.
- Khai thác những thị trường mới, thị trường tiềm năng, tìm kiếm những nguồn hàng mới có chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tăng cường hợp tác quốc tế, cập nhật những tiến bộ về khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư này vừa giúp nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh vừa giảm thiểu được sự hao mòn tài sản, tiết kiệm chi phí cho công ty, mang lại những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý đến tay người tiêu dùng.
- Về sản phẩm mang đến cho khách hàng, yếu tố mà doanh nghiệp chú trọng nhất là chất lượng sản phẩm. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng được thực hiện nghiêm ngặt từ đầu vào đến khi sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra, công ty còn chú trọng giá trị gia tăng dịch vụ, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, chăm lo tới đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty. Tiếp tục xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện và hiệu quả. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.