Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.7. Phương pháp xác định mật độ cây, chất lượng, nguồn gốc và tổ thành
cây tái sinh
- Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức: Tính số cây trên 1 ha (1ha = 10000m2 )
x 10000 S N /ha N 0 i i Trong đó:
Ni/ha: Là mật độ của loài cây tái sinh i/ha; S0: Là tổng diện tích ô điều tra (m2); Ni: Là số lượng cá thể tái sinh loài thứ i
Dựa vào mật độ của loài để tính mật độ cây tái sinh cho cả ha (N/ha =
Ni/ha)
- Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo 3 cấp (Tốt, trung bình, xấu). + Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối, không sâu bệnh, lá cây màu xanh đều.
+ Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, tán lệch, lá rụng nhiều hoặc chuyển màu.
+ Cây trung bình: Là cây trung gian của 2 cấp trên. + Chất lượng cây tái sinh được xác định theo công thức:
100 x N
n N%
Trong đó:
N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu; n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu;
N: Tổng số cây tái sinh
- Nguồn gốc cây tái sinh được tính theo công thức: 100
x N N N% i
Trong đó: N%: Là tỷ lệ % số cây nguồn gốc hạt hoặc chồi; Ni: Là tổng số cây có nguồn gốc hạt hoặc chồi; N: Là tổng số cây tái sinh.
- Tổ thành cây tái sinh được xác định theo tỷ lệ giữa số lượng của một loài có mặt trong các ODB so với tổng số cây của loài trong các ODB. Tổ thành của từng loài cây tái sinh được tính theo công thức:
𝐾𝑖 = 𝑋𝑖
𝑁 × 100
Trong đó: Ki %: Là hệ số tổ thành của loài i; Xi: Là số lượng cá thể của loài i; N: Là tổng số lượng của các loài.