Chương 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.3.4. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 - 25ºC, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,40C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600 mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, độ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng.
* Thủy văn
Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50 km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35 km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh. Ngoài ra còn có sông Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp,
3.3.5. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha. Vĩnh Phúc có các kiểu rừng sau:
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao 700 m. Loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế cao. Kiểu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao 800 m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000 m xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như Thông, Pơmu, Thông tre, Kim giao.
- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng gió, mây mù.
- Rừng tre nứa: Mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là vầu, sặt gai ở độ cao trên 800 m; giang ở độ cao 500 - 800 m.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này thường có ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
- Rừng trồng: Gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao 200 - 600 m. Ở khu vực thung lũng, sông suối và phần phía nam tỉnh còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra, trong vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
3.3.6. Điều kiện kinh tế xã hội.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc.
Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp. Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy những thuận lợi mà tỉnh Vĩnh Phúc có được dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự phân hóa về địa hình, cấu trúc của lớp địa chất, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, thủy văn, thì tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành ba vùng địa lý tự nhiên và mỗi vùng có những đặc trưng riêng. Vùng núi Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch khí hậu mát mẻ, có tiềm năng du lịch lớn, đồng thời phát triển kinh tế trang trại. Vùng trung du Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Dương phát triển mạnh cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp. Vùng đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung; đây cũng là vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp. Đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thực vật phát triển nói chung và cây thuốc nói riêng.
vào sản xuất nông, lâm nghiệp nên đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, các hoạt động khai thác thực vật như: Cây thuốc, cây gỗ, cây cảnh, rau rừng,…để làm kế sinh nhai diễn ra thường xuyên là một trong những nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên thực vật, nhiều loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.