Ảnh cấu tạo giải phẫu cuống lá loài Hồng trâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài hồng trâu (capparis versicolor griff ) thu thập tại tỉnh nghệ an và vĩnh phúc​ (Trang 47 - 49)

1. Biểu bì; 2. Mô dày phiến; 3. Mô mềm vỏ dưới; 4. Libe; 5. Gỗ; 6. Mô mềm vỏ trên; 7. Lông che chở

Cấu tạo phần gân chính đặc trưng của cuống lá cây hai lá mầm gồm các phần như sau:

- Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình bầu dục hoặc hình đa giác, kích thước 7- 8 µm; phía ngoài có lớp cutin mỏng bao bọc dày 1- 2 µm. Phía ngoài biểu bì có các lông che chở nằm rải rác; kiểu lông đa bào phân nhánh gồm 5- 6 tế bào.

- Mô dày gồm 4- 5 lớp tế bào hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước từ 5- 10 µm, to dần từ ngoài vào trong. Kiểu mô dày điển hình là mô dày góc.

- Mô mềm vỏ dưới gồm 6 lớp tế bào, hình bầu dục hoặc gần tròn, kích thước từ 10- 15 µm. Mô mềm vỏ trên cũng gồm 6 lớp tế bào, 2 lớp tế bào mô mềm vỏ sát với biểu bì chứa diệp lục và nối liền với lớp mô giậu của phần phiến lá; các tế bào nhỏ hơn so với lớp mô mềm vỏ dưới.

- Libe gồm các tế bào bắt màu hồng đậm, tạo thành 1 lớp bao bọc phần gỗ; kích thước nhỏ dần từ ngoài vào trong.

- Gỗ tạo thành 1 bó hình vòng cung nằm ở trong cùng của gân chính. Cấu tạo phần gỗ gồm các mạch gỗ có kích thước nhỏ dần từ ngoài vào trong; mạch gỗ hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 5- 12 µm; rải rác trong phần mạch gỗ là các tế bào mô mềm gỗ có kích thước nhỏ.

* Phần phiến lá

Cấu tạo phần phiến lá mang đặc trưng của cấu tạo phiến lá cây 2 lá mầm, gồm các phần sau:

- Phần biểu bì trên và biểu bì dưới nối tiếp với phần biểu bì trên và dưới của phần gân chính. Biểu bì có lớp cutin mỏng.

- Mô giậu gồm 3- 4 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước 1- 1,2 µm xếp nối tiếp nhau, bên trong chứa các tế bào diệp lục.

- Mô xốp gồm 6- 7 lớp tế bào hình chữ nhật dài xếp xen kẽ với các tế bào hình đa giác, kích thước 2- 7 µm. Một số chỗ, các tế bào xếp thưa để hở các khoảng gian bào.

Nhận xét: Qua các đặc điểm về giải phẫu của loài Hồng trâu, có thể thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài hồng trâu (capparis versicolor griff ) thu thập tại tỉnh nghệ an và vĩnh phúc​ (Trang 47 - 49)