CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng xây dựng chiến lược phát triển sản xuất của Công
3.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến xây dựng chiến
3.2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có ngành điện đặc biệt ở khâu truyền tải điện năng.
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ tăng GDP của Việt Nam qua các năm
(Nguồn: http://doanhnhanbacninh.net/toc-tang-truong-kinh-te-gdp-viet-nam- qua-cac-nam/. 15/4/2016)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các
-3,5 5,8 8,2 7,1 8,4 5,6 3,4 2,5 5,1 7,8 5 5,8 8,78,18,89,59,38,2 5,8 4,8 6,86,97,17,37,88,48,2 8,5 6,23 5,3 6,8 5,9 5 5,425,98 6,68 -6,0 -4,0 -2,0 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 19 80 19 81 19 82 19 83 19 84 19 85 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 Tỷ lệ tăng GDP
- Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD/người, tăng 57 USD so với năm 2014. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao, theo đồ thị hình 3.1 trong 10 năm qua bình quân 6,4%/năm. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, nhu cầu phụ tải tiêu thụ điện ngày càng cao, theo đó nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống lưới điện truyền tải ngày càng lớn, và đây là một nhân tố tác động tích cực tới các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong ngành điện lực nói riêng.
- Lạm phát làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, nếu lạm phát tăng thì việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm vì trong môi trường lạm phát khó có thể dự kiến một cách chính xác giá trị thực của dự án dài hạn.Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng trong những năm gần đây tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Yếu tố chính trị pháp luật:
- Yếu tố chính trị : Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam có một nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, nó tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết được lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, có tác động mạnh đến tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội. Điều đó cũng đã tác động lớn đến việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Chính phủ Việt Nam đang mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đặc biệt, là sau thời gian gia nhập ASEAN, WTO, TPP … Việt Nam đã có được môi trường kinh doanh trong khu vực tốt hơn, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên được cải thiện và nâng cao hơn. Chính phủ Việt Nam với các nước, các tổ chức
quốc tế đã ký kết các hiệp định thực hiện xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, vốn ADB, vốn phát triển điện lực DPL…...
- Yếu tố pháp luật: Vốn đầu tư của ngành điện cho lĩnh vực truyền tải điện năng ngày càng tăng theo từng năm. Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện theo qui hoạch VII điều chỉnh giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Tuy nhiên, do Công ty Truyền tải Điện 1 là một doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải toàn bộ khu vực miền bắc, nên luận văn chỉ phân tích nhu cầu đầu tư, quy hoạch xây dựng phát triển quản lý vận hành lưới điện 220kV, 500kV tại miền bắc và các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc nước ta. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến 2030 tại quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016, theo đó mục tiêu phát triển lưới truyền tải 220kV, 500kV trong hệ thống điện Quốc gia nhằm đảm bảo truyền tải điện từ các trung tâm điện lực tới các trung tâm phụ tải một cách an toàn, tin cậy và kinh tế.
Qua đây xác định trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Ngành sẽ ưu tiên tập trung đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống lưới truyền tải điện khu vực kinh tế trọng điểm đặc biệt là thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh thu hút nguồn vốn đầu tư trong lẫn ngoài nước, nhu cầu phụ tải sử dụng điện sẽ ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội rất lớn cho các Đơn vị đang hoạt động trong ngành điện.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật như: Luật điện lực, Luật tài nguyên, Luật bảovệ môi trường, Luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, các Luật thuế (Thuế VAT, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế vốn, Thuế tài nguyên, Thuế xuất nhập khẩu...) để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định cho các thành phần kinh tế.Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực môi trường chính trị, pháp luật còn tồn tại hạn chế, yếu kém trong đầu tư xây dựng cơ bản đó là hệ thống văn bản còn vướng mắc, thủ tục quy định còn phiền hà, nội dung của một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tế hoặc không thống nhất, đặc biệt liên quan đến công tác đấu thầu. Những hạn chế, vướng mắc đó đang làm chậm tiến độ, giảm hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án, công trình sử dụng vốn nhà nước nói riêng và đầu tư xây dựng cơ bản nói chung.
* Yếu tố văn hóa – Xã hội:
Hiện nay yếu tố văn hoá – xã hội tác động đến việc sử dụng điện, bảo vệ hành lang lưới điện cao áp ngày một nâng cao hơn so với trước đây, đòi hỏi chất lượng điện năng phải có mức độ ổn định cao hơn từ việc bảo vệ hành lang lưới điện, do vậy việc sử dụng điện hợp lý của người sử dụng cũng như việc chấp hành pháp luật về bảo vệ hành lang lưới điện trong toàn xã hội không những có ý nghĩa hỗ trợ cho ngành điện trong việc điều chỉnh, bảo vệ mức độ cung cấp điện an toàn, ổn định mà còn giúp cho việc cải thiện môi trường sạch hơn, năng lượng sơ cấp đầu vào được khai thác hợp lý phù hợp với yêu cầu phụ tải điện, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đó là mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. Hệ thống lưới truyền tải điện Quốc gia hiện có khoảng 19.000 km đường dây 220kV và 500kV, gần 100 Trạm biến áp với tổng dung lượng trên 50.000MVA trải dài trên cả nước. Khó khăn lớn nhất trong việc đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống truyền tải điện là tình trạng vi phạm an toàn lưới điện cao áp ngày càng gia tăng, điển hình như việc: chỉ một xe cần cẩu trồng cây chạm vào đường dây 500 KV đã gây mất điện toàn miền Nam và một số khu vực Campuchiangày 22/5/2013, những vụ việc xảy ra nêu trên cho thấy, ý thức tự giác và sự hiểu biết về những quy định liên quan đến hành lang an toàn lưới điện của người dân còn kém. Điển
hình nhất là việc thả diều, một thú vui của “dân chơi diều” nhưng cũng là nỗi ám ảnh của “dân truyền tải”. Khó là ở chỗ ngành điện không thể cấm đoán vì người dân chơi diều ngoài hành lang lưới điện. Chỉ khi chẳng may diều bị đứt dây cuốn vào lưới điện cao áp đang vận hành thì mới thấy hậu quả. Thực tế đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra như bỏng nặng hoặc tử vong cho người chơi diều, kèm theo đó là sự cố phóng điện trên lưới gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định rõ tại Điều 11 Nghị định 14 của Chính phủ. Ngoài ra theo khoản d Điều 17 Nghị định 14 của Chính phủ quy định thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải công bố công khai mốc lộ giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Không vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện cao áp là hành động bảo vệ tính mạng và tài sản của chính người dân, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện quốc gia. Mặc dù ngành điện đã thực hiện rất nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của lưới truyền tải điện, cũng như hậu quả nếu để xảy ra sự cố đối với các công trình nguồn và lưới điện đối với an ninh năng lượng quốc gia nhưng hiệu quả vẫn chưa được là bao. Vì vậy, rất cần sự đồng thuận của toàn xã hội.
* Yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên của Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động năng lượng sơ cấp để biến đổi cơ năng thành điện năng, năng lượng sơ cấp chủ yếu được khai thác và biến đổi hiện nay là từ thủy điện, nhiệt điện…. Trong đó thủy điện hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên là nguồn nước, do vậy việc tập trung khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhiều sẽ làm biến đổi khí hậu môi trường sinh thái, từ đó lại có tác động ngược trở lại đối với các vùng địa lý xây dựng thủy điện. Đối với nhiệt điện, vùng nhiên liệu than khoáng sản khai thác ở nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn,
nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản.
Một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền tải điện, do yếu tố đặc thù mà phần lớn các đường dây truyền tải điện cao áp chủ yếu đi qua các vùng địa lý xa dân cư, rừng núi hiểm trở, điều này gây khó khăc cho việc kiểm tra, tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, nguy cơ mất an toàn điện cao do cây cối, mưa bão các vùng có mật độ sét cao. Do vậy sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến việc truyền tải điện năng cần được xem xét giải quyết, hạn chế bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp thực tiễn.
* Yếu tố dân số, lao động:
Dân số Việt Nam hiện nay đã gần 90 triệu người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 77% tổng dân số, tuy nhiên quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Năm 2016, nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển mạnh nhờ các nỗ lực và cải cách trong nước và tiếp tục mở cửa tham gia các hiệp định tự do thương mại, GDP có khả năng đạt 6,6%... Kinh tế tăng trưởng sẽ tác động tích cực đến thị trường lao động. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn có 1,05 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó nhóm thanh niên (15-24 tuổi) chiếm hơn nửa.
Trong khi đó đối với đặc thù lĩnh vực truyền tải điện thì yếu tố lao động cần tuyển dụng phân bố không đều trên các vùng địa lý, do nhu cầu của người lao động chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố, đô thị lớn, dẫn đến việc thiếu hụt lao động cần tuyển dụng ở vùng sâu, xa, vùng núi, nông thôn.
* Yếu tố công nghệ:
Trong chục năm trở lại đây, hệ thống truyền tải điện Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác đầu tư xây dựng đưa vào vận hành các công trình điện đường dây và trạm biến áp, nổi bật là đường dây 500kV mạch 2 đưa vào vận hành năm 2005 kết nối truyền tải điện Bắc-Trung-Nam, mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa xây dựng và phát triển đất nước. Yếu tố công nghệ có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống truyền tải điện quốc gia, ở miền bắc để đón đầu nhu cầu phụ tải và đấu nối nguồn điện vào hệ thống nhằm cung cấp điện năng cho các cụm phụ tải công nghiệp và dịch vụ lớn, lưới điện 220kV với các trạm nút 220kV đang phủ kín thành phố Hà nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
Từ năm 1994 khi đường dây 500kV Bắc – Nam vào vận hành, tạo sự liên kết lưới điện ba miền nên độ tin cậy lưới điện đã tăng lên đáng kể, tăng cường hỗ trợ cho các lưới điện khu vực, duy trì mức công suất dự phòng, cung cấp lượng công suất vô công khá lớn để hỗ trợ các lưới điện khu vực, nâng cao chất lượng điện áp….Mặc dù EVN đã tập trung đầu tư phát triển, song lưới điện Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề giải quyết như:
+ Tại một số khu vực, lưới truyền tải điện chưa bảo đảm được yêu cầu về độ tin cậy an toàn cấp điện, mặt bằng xây dựng các công trình điện ngày càng khó khăn, nhất là các khu vực nội thành.
+ Nhiều thiết bị vật liệu còn lạc hậu, nhất là về tự động điều khiển.
+ Tiến độ đưa công trình lưới điện vào vận hành còn chậm nên chưa kịp thời phát huy hiệu quả cung cấp điện.
Các tồn tại này cần được giải quyết bằng nhiều giải pháp công nghệ hợp lý, đó là yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững hệ thống truyền tải điện. Do đó, Công ty phải nhận thức rõ được vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những máy móc, thiết bị vận hành, công nghệ quản lý hiện đại để thích ứng với xu thế toàn cầu.
3.2.2.2 Phân tích môi trường ngành
Môi trường cạnh tranh tác động trực diện đến tổ chức, quy định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh. Có 5 yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các
sản phẩm thay thế. Như phân tích ở chương 2 nên luận văn chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của yếu tố nhà cung cấp đối với lĩnh vực truyền tải điện.
Các nhà cung cấp của Công ty bao gồm là cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị điện, thiết bị đo lường, thiết bị thí nghiệm…. Máy móc thiết bị, vật tư của Công ty có một số ít mua trong nước còn lại chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Nhật... họ là những nhà cung cấp độc quyền một số máy móc thiết bị, vật tư đặc thù cho ngành điện. Do vậy, từ yếu tố đặc thù như trên Công ty chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, có nhiều sản phẩm chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không phổ biến trên thị trường, giá thành cao, hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp này nếu có hỏng hóc cần sửa chữa thay thế.
Hơn nữa, do trình độ ngoại thương của cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế, cho nên trong những hợp đồng nhập khẩu các điều khoản chưa được chặt chẽ, chưa có điều kiện ràng buộc nhà cung cấp, vì vậy trong một số dự án, công trình của Công