1.2 .Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp
1.2.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp của một số địa
địa phương.
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Trong 20 năm qua, ngành nông nghiệp Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng bình quân đạt 4,5%/năm; năng suất lúa tăng từ 39,3 tạ/ha lên 62 tạ/ha, gấp 1,6 lần năm 1997; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 29.500
tấn lên 93.700 tấn, gấp 3,2 lần; năng suất thủy sản tăng từ 1,5 tấn/ha lên 6,6 tấn/ha, gấp 4,5 lần; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 107,6 triệu đồng, gấp 6,4 lần. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủy sản; cơ cấu khu vực nông nghiệp năm 2015 là: trồng trọt 41,7%, chăn nuôi - thủy sản 53,4%, lâm nghiệp và dịch vụ 4,9%.
Về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mức độ tiêu chí đạt chuẩn NTM tăng từ 8,84 tiêu chí/xã (năm 2010) lên 17,6 tiêu chí/xã (năm 2016), tăng 9,2 tiêu chí/xã (không còn xã nào đạt dưới 12 tiêu chí). 57/97 xã đạt 19/19 tiêu chí, bằng 60,8% tổng số xã, trong đó 58 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 1 xã đang xem xét công nhận. Đặc biệt, huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
Đạt được kết quả trên là do tỉnh Bắc Ninh luôn bám sát và nhận định đúng tình hình, đưa ra được những chủ trương, quyết sách phát triển nông nghiệp đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn phát triển, cụ thể:
Ngay sau khi tái lập, Bắc Ninh đưa ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản (Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh). Năm 2003, đưa ra chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn nạc giai đoạn 2003 - 2010 (Nghị quyết số 14–NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh). Năm 2007, đưa ra chủ trương cải tạo cơ cấu giống lúa theo hướng mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao. Năm 2011, chúng tôi thực hiện chương trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất; chương trình phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư; chương trình nuôi cá thâm canh trong ao đất. Năm 2015, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Song song với các chủ trương trên là các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành kịp thời, đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa.
Mục tiêu trong những năm tới là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với an toàn thực phẩm; tập trung XDNTM nhằm cải thiện môi trường sống và nâng cao thu nhập cho nông dân. Về sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất nông nghiệp tăng từ 0,5-1,5%/năm. Về XDNTM, phấn đấu đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 68 xã và 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; đến năm 2020 có trên 80% số xã và 4 huyện đạt chuẩn NTM.
Thời gian tới, sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở thực hiện tốt kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn và giá trị gia tăng cao; chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn nhằm tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Từng bước xây dựng các chuỗi liên kết theo từng sản phẩm. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản nhằm kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn. Phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất của ngành, các chính sách của tỉnh để các tổ chức, cá nhân trong tỉnh biết và áp dụng thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 301.235,53 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,92%, đất lâm nghiệp chiếm 48,54%. Huyện đứng vị trí thứ tư trong tỉnh về diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 8 dân tộc (Kinh, Nùng, Tày, Cao Lan, Sán Dìu, Dao, Mường, Hoa) với tổng dân số 94.585 người (Niên giám thống kê 2005-2006), có 21 đơn vị hành chính, trong đó 8 xã được Nhà nước công nhận là vùng III (đặc biệt khó khăn). Nơi đây là quê hương cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo gần 30 năm chống thực dân Pháp. Trong 2 cuộc kháng chiến lực lượng vũ trang và nhân dân Yên Thế được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Những năm gần đây, Yên Thế đang phải đối mặt với những bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng do sự chậm trễ, chưa cân đối, thiếu đồng bộ và hiệu quả thấp.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt diện tích đất nông nghiệp của huyện từ năm 2003 đến 2006 có xu hướng giảm, bình quân giảm 1,65%/năm do đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thông qua xây dựng hệ thống đường giao thông, kênh mương, các trung tâm văn hóa, cơ sở xây dựng, chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu năm, đặc biệt trồng vải thiều của huyện tăng nhanh qua 3 năm cả về tỷ trọng lẫn diện tích. Năm 2003 diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 32,28% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện, năm 2006 tỷ trọng này lên tới 41,41%, bình quân 3 năm tăng 7,18%.
Điều này thể hiện chiều hướng tốt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, song cũng đặt ra những thách thức lớn trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và huy động vốn. Xem xét cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm, số liệu bảng 5 cho thấy, diện tích gieo trồng cây lương thực và cây có bột có xu hướng giảm, diện tích gieo trồng cây công nghiệp, nhất là lạc,
thuốc lá có xu hướng tăng. Song, nhìn chung tốc độ chuyển dịch còn chậm, diện tích các cây trồng mang lại thu nhập cao chưa thể hiện rõ rệt. b) Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện phát triển nhanh, trong đó tăng nhanh nhất là đàn gia cầm, tiếp đó đến đàn trâu bò, đàn lợn, và cơ cấu đàn đã có sự chuyển biến đáng kể. Đàn trâu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số đàn gia súc, nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm từ 81,77% năm 2003 xuống còn 66,07% năm 2006. Do huyện có cơ chế hỗ trợ cải tạo đàn bò theo hướng “Sind hoá” nên số lượng bò thịt có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng, bình quân tăng 36,62%/năm, tỷ trọng tăng từ 18,23% năm 2003, lên 33,93% năm 2006. Cùng với việc cải tạo đàn bò huyện đã đầu tư thực hiện một số mô hình khuyến nông nhằm tăng tỷ lệ nạc hoá trong đàn lợn.
So với ngành trồng trọt cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành chăn nuôi có sự thay đổi lớn và rõ rệt, chứng tỏ huyện đã bước đầu biết khai thác thế mạnh của mình để phát triển chăn nuôi. c) Cơ cấu sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp
Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất chiếm từ 55,84% năm 2003 lên 64% năm 2006 trong tổng giá trị sản xuất các loại dịch vụ nông nghiệp. Dịch vụ thủy lợi tăng dần qua các năm, nhưng dịch vụ bảo vệ thực vật và thú y có xu hướng giảm là do từng hộ gia đình đã biết tự phòng và chống sâu bệnh thông qua các kết quả tập huấn của trạm khuyến nông huyện. Dịch vụ bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản có nhưng còn tự phát nên huyện chưa quản lý và theo dõi. 3.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thế trong các năm tới Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khoá XIX 2006 - 2010 về phát triển kinh tế của huyện đề ra “Gắn tăng trưởng kinh tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân công lao động hợp lý. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển các tiểu vùng kinh tế, vùng chuyên canh gắn với thực hiện các đề án, mô hình kinh tế”. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp là 49%, Công nghiệp - dịch vụ 28,5%, Thương mại - Dịch vụ 22,5%. Dự kiến giá trị sản xuất của từng ngành trong nông nghiệp được đưa ra theo từng năm, thể hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đến năm 2010. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp năm 2010 so với 2007 có thay đổi theo hướng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng dần. Song, so với thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã đánh giá trên đây xu hướng này vẫn còn chậm, trì trệ và chưa rõ nét. Do vậy, để thực hiện tốt Nghị quyết này chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến 2010 cần theo hướng phát triển kinh tế trang trại; sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu; CNH - HĐH; đa dạng hoá và nâng cao thu nhập của nông dân gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững.