ĐVT: Con
Loại vật
nuôi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tốc độ phát triển (%) 2018/2017 2017/2016 1.Trâu 6.730 6.189 5.355 86,52 96,27 2.Bò 1.270 1.089 1.290 85,75 118.46 3.Lợn 24.600 20.499 22.324 83.33 108.90 4.Gia cầm 765.712 256.200 253.095 33.46 98.79
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Mới, 2018
Năm 2018 tổng số trâu trong huyện giảm 1.357 con so với năm 2016. Số lượng trâu giảm là do sự cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng cao nên số lượng trâu phục vụ cho cày, kéo rất ít.
Bò được xác định là một trong những vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Đến năm 2018 tổng số bò của huyện là 1.290 con, tăng 18,46 % so với năm 2017. Nhiều giống bò lai được nuôi với quymô khá lớn, số lượng bò thịt tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Tổng đàn lợn năm 2018 là 22.324 con tăng 2.276 con so với năm 2016. (24.600 con). Quá trình tăng đàn lợn thì tập trung vào các mô hình nuôi lợn hướng lạc, chăn nuôi theo quy mô trang trại. Do nhu cầu của thị trường về sản phẩm này ngày một tăngdẫn đến mô hình nuôi lợn tại huyện phát triển.
Về chăn nuôi gia cầm, trong 2 năm 2017-2018 trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn huyện Chợ Mới nói riêng xảy ra nhiều dịch bệnh gia cầm nên số lượng gia cầm của huyện giảm mạnh, số lượng gia cầm năm 2018 giảm 66,54% (509.512 con) so với năm 2017. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của huyện đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như gà đồi,Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir…
* Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các ngành dịch vụ như: Dịch vụ vốn, dịch vụ kỹ thuật vật tư cần thiết cho nông dân vì chúng giúp cho các hộ thiếu vốn có điều kiện vay để thanh toán sau khi thu hồi hoặc mua giúp vật tư giúp đến từng hộ bằng tiền vay của ngân hàng, vật tư được đảm bảo chất lượng, giá thành thích hợp. Dịch vụ kỹ thuật vừa làm chức năng khuyến nông vừa kinh doanh giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Trước đây các hoạt động này do Nhà nước quản lý, đến nay chúng có thể được trao đổi trên thị trường và tư nhân cũng có thể tham gia, điều đó làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, giá cả cạnh tranh góp phần tăng dần tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện Chợ Mới, hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Vì đây là hoạt động mới mẻ, chủ yếu do tư nhân chưa tham gia. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là: thủy nông, cung ứng vật tư nông nghiệp…
Trong những năm tới để đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp thì Đảng bộ huyện đã đưa ra nhiều chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này, để tạo ra sự đa dạng về các hoạt động và chất lượng trong viêc cung ứng các dịch vụ. Trong thời gian tới sẽ cónhững chính sách hỗ trợ để phát triển loại hình dịch vụ, để điều kiện phát triển tốt nhất cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Đây là một tác động gián tiếp giúp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng.
3.1.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng
Giai đoạn 2016-2018, đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ diễn ra giũa các vùng của huyện Chợ Mới
a) Vùng phía Đông (xã Như Cố, xã Bình Văn, xã Yên Hân, xã Yên Cư và xã Tân Sơn).
Diện tích tự nhiên của các xã vùng phía Đông là 21107 ha. Đây là vùng có diện tích vườn đồi lớn thích hợp cho trồng các loại cây lúa, ngô, đậu tương, rau đậu, thuốc lá. Những năm qua, người dân đã áp dụng các mô hình luân canh, chuyển từ 1 vụ sang 2, 3 vụ, sản xuất trở nên ổn định, thu nhập của dân cư trong vùng cao hơn. Phần diện tích đồi, ngoài rừng đã phát triển thêm các loại cây quế, cây hồi, cây chè, cây ăn quả, cây lấy gỗ.
Dự kiến trong năm năm tới tiếp tục phát triển cánh đồng 30 triệu/ha, với một số công thức luân canh như: Lúa - Thuốc lá - Cây vụ đông; Đỗ tương – Lúa - Cây vụ đông. Phát triển nhanh diện tích cây chè tuyết nâng từ 200 ha hiện nay lên 800 ha vào năm 2020. Ngoài ra đây, trên địa bàn vùng đã phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như hồi, quế, măng, gió bầu, sắn cao sản, chè tuyết. Về chăn nuôi, phát triển mạnh đại gia súc theo hướng hàng hoá, cung cấp cho thị trường khu vực.
b. Vùng trung tâm (xã Quảng Chu, thị trấn Chợ Mới, xã Yên Đĩnh , xã Thanh Bình, xã Nông Hạ, xã Nông Thịnh, xã Cao Kỳ, xã Hoà Mục)
Diện tích tự nhiên của vùng là 28053 ha. Ngoài diện tích nông nghiệp cho giá trị thu nhập cao đảm bảo đầu ra ổn định cho sản xuất nông lâm nghiệp đây còn là vùng có các điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống đường giao thông thuận tiện nối các tuyển tỉnh lộ, huyện lộ với trục đường Quốc lộ 3, nguồn nước, đặc biệt là đất đai và địa chất công trình rất phù hợp cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng lớn, lực lượng lao động dồi dào và có trình độ văn hoá phù hợp.
Vùng trung tâm đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp 30 triệu đồng/ha, mô hình 50 triệu đồng/ha. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa và ngô, mía, chè. Những năm gần đây người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển sang những giống chất lượng cao giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Về chăn nuôi ngoài thực hiện chương trình phát triển chung của huyện khu vực này có thể phát triển gia súc theo hướng nạc hoá.
c.Vùng phía Tây (xã Thanh Mai, xã Thanh Vận, xã Mai Lạp)
Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 11.451 ha. Có hệ thống giao thông thuận lợi nối với Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Đây là vùng đồi rừng, những năm gần đây người dân đã cải tạo đất kém hiệu quả trước đây để trồng cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, cây chè. Giai đoạn 2016-2018, các xã trong vùng đã trồng được 3.371,6 ha cây ăn quả, cây chè, và cây nguyên liệu giấy. Với 54 ha diện tích mặt nước, gần đây vùng đã phát triển mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng hàng hoá.
3.1.1.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Qua nhiều kỳ đại hội của Đảng, trong nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Chính nhân tố này đã tạo điều kiện không chỉ cho kinh tế nói chung mà trong ngành nông nghiệp cũng có bước tiến rõ rệt.
Trên địa bàn huyện Chợ Mới không có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh trong sản xuất nông nghiệp. Chủ thể sản xuất chính trong nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2018 chiếm 74,85% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngày nay thành phần kinh tế này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi.
Còn thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chưa phát huy được thế mạnh của mình, và để có được thành công không phải là chuyển dễ dàng, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài ra còn có các thành phần kinh tế khác như tư nhân, cá thể chủ yếu tập trung hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vật tư cho sản xuất, dịch vụ thu gom, tiêu thụ sản phẩm.