Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh băc kạn (Trang 60 - 62)

Nhóm cây

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 242,56 100 259,1 100 270,8 100 1. Cây lạc 126 51,95 130,41 50,33 140,22 51,78 1. Cây đậu tương 90 37,10 98,05 37,84 103,01 38,04

3. Cây mía 27 11,13 31 11,96 29 10,71

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Mới, 2019

Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp, cây lạc chiếm tỷ trọnglớn, hơn một nửa diện tích cây công nghiệp. Diện tích trồng cây lạckhông thay đổi nhiều qua các năm: năm 2016 là 126 ha đến năm 2018 là 140,22 ha. Tỷ trọng của cây lạc trong tỷ trọng cây công nghiệp, năm 2016 chiếm 51,95% thì đến 2018là 51,78% trong cơ cấu.

Cây đậu tương chiếm tỷ trọng diện tích lớn thứ 2 sau cây lạc. Diện tích gieo trồng tăng từ 90 ha (37,10 %) năm 2016 lên 103,01 ha (32,84%) năm 2018. Diện tích đậu tương tăng là do nhu cầu về sản phẩm đậu tương làm thức ăn cho chăn nuôi (gà, lợn) ngày một tăng lên. Bên cạnh đó thì sản phẩm đậu tương cũng có nhiều nhu cầu khác nhau. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp thì cây đậu tương đang được khuyến khích chuyển đổi thay thế các cây khác không hiệu quả.

Một số cây công nghiệp khác như: Mía, vừng... diện tích gieo trồng tăng, giảm không đáng kể. Riêng cây mía diện tích gieo trồng năm 2016 là 27 ha, năm 2018 là 29 ha.

iii) Cây thực phẩm

Trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, cây rau màu các loại chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng nhanh qua các năm: Năm 2016 là 5021 ha, đến năm 2018 đã chiếm 5814 ha. Diện tích gieo trồng tăng lên là do nhu cầu thị trường về sản phẩm này ngày một lớn, không chỉ là nhu cầu trong huyện mà cả các huyện và thành phố khác. Với nhiều mô hình đã được triển khai ở các xã: Cao Kỳ, thị trấn Chợ Mới... những mô hình rau sạch này được nhân dân đón nhận một cách phấn khởi, không những giúp cho bản thân các hộ nâng cao đời sống mà no còn có tác dụng không ảnh hưởng có hại đến môi trường. Rất nhiều mô hình rau sạch - an toàn đang được tiến hành và phổ biến ở các xã và đây cũng là xu hướng chuyển dịch của các xã này.

iv) Những tồn tại khi chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt:

- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, cơ cấu cây trồng và bố trí mùa vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp hóa

- Tỷ trọng giống cây trồng có năng suất cao, thời gian sinh trưởng rút ngắn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do đó mà giá trị sản xuất mang lại không cao.

- Việc chuyển đổi cây trồng vẫn chưa tiếp cận với nhu cầu của thị trường. - Quá trình chuyển dịch diện tích lúa sang các loại cây trồng khác cũng còn khá chậm và còn nhiều bất cập. Có năm thì giảm, có năm lại tăng.

* Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu của ngành (thịt, trứng) có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Việc đổi mới và phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi sẽ là cơ sở để phát triển mạnh mẽ, cân đối ngành nông nghiệp. Trước đây Việt Nam là nước thiếu hụt lương thực nên chúng ta thường chỉ biết đến tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp của hoạt động cho tăng trưởng khu vực

nông nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Cách đây khoảng 10 năm, nước ta là một nước xuất khẩu lớn về gạo, cà phê, hạt tiêu... và như thế chăn nuôi ít được chú ý phát triển. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thường cao hơn và ổn định hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. Hiện nay nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôingày một tăng cộng với hiệu quả ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt nên ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Ngành chăn nuôi ở huyện Chợ Mới cũng vậy, đang từng bước phát triển và thể hiện vị trí của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển theo quy mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh băc kạn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)