theo ngành nghề giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 18.894 100 19.345 100 19.412 100 Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 14.435 76,40 1.4617 75,56 14.299 73,66 Lao động trong lĩnh vực công nghiệp 1.753 9,28 1.772 9,16 2.030 10,46 Lao động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ 2.705 14,32 2.955 15,28 3.085 15.89
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới, 2019)
Đối với ngành công nghiệp, thương mại-dịch vụ, thu nhập cao hơn, thu hút lao động nông thôn tham gia với tỷ trọng ngày một tăng. Cụ thể, ở ngành công nghiệp: năm 2016 chiếm 9,28 %; năm 2018 chiếm 10,46 %. Đối với ngành thương mại- dịch vụ: năm 2016 chiếm 14,32 %; năm 2017 chiếm 15,28 %; năm 2018 chiếm 15,89%.
Như vậy, lao động nông thôn của huyện có cùng xu hướng chuyển dịch lao động chung của cả nước, người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề khi những ngành nghề tạo ra thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp. Nhìn chung, số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện đông, khi thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp đòi hỏi nguồn lao động nông thôn có số lượng dồi dào, đủ sức khỏe và kỹ năng lao động mới đáp ứng được cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới biết rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH phải được đặt trong công tác đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi (hai ngành này cùng với dịch vụ sản xuất nông nghiệp hợp thành nông nghiệp theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng vừa là vấn đề có tầm chiến lược đối với huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Chợ Mới
Với đặc điểm là huyện miền núi, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành của huyện, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của huyện tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, tận dụng những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã được huyện Chợ Mới tận dụng khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện chất lượng tăng trưởng.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
Với vai trò là một ngành đóng góp tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt luôn được đặt lên hàng đầu trong những năm gần đây, để vừa đảm bảo an ninh lương thực và tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi có đà tiến bước. Sự chuyển dịch ngành trồng trọt trên địa bàn tuy không có sự nổi bật nhưng cũng có sự chuyển biến tích cực, theo chiều hướng, diện tích gieo trồng lúa đã dần được thu hẹp và được chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.