Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng

2.3.1. Ưu điểm

Khách hàng cá nhân

Lĩnh vực tài chính cho vay khách hàng cá nhân sẽ tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng hai con số trong vài năm tới, phần lớn là do chi tiêu tiêu dùng tăng, tốc độ đô thị hóa gia tăng và các quy định cho vay nghiêm ngặt của các ngân hàng trong nước. Sự tăng trưởng này có thể dẫn đến sự gia tăng tiêu dùng trong nước, có thể có tác động tích cực đến nền kinh tế chung. Tuy nhiên, chính phủ cần khuyến khích các ngân hàng tăng cho vay khách hàng cá nhân, đồng thời duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các công ty tài chính tiêu dùng, để giảm rủi ro hệ thống.

Khách hàng doanh nghiệp

 Cho vay Nội địa doanh nghiệp Việt Nam tăng 13,6% YoY vào tháng 3 năm 2021, so với mức tăng 12,8% YoY của tháng trước.

 Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân ngày càng hợp lý.

 Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng qua các năm.

 Các ngân hàng đã tăng cường duy trì mối quan hệ lâu bền giữa ngân hàng và khách hàng.

 Lực lượng cán bộ quan hệ KHCN trẻ trung, chuyên nghiệp.

 Các ngân hàng có danh mục sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp đầy đủ theo thông lệ thị trường.

Khách hàng cá nhân

 Thứ nhất, quy mô cho vay khách hàng cá nhân còn nhỏ và chưa ổn định.  Thứ hai, chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh.

 Thứ ba, cơ cấu sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa đa dạng, các hình thức tài trợ của ngân hàng còn mang tính chung chung.

 Thứ tư, đối tượng KHCN của các ngân hàng Việt Nam chưa đa dạng.  Khách hàng doanh nghiệp

Trong một vài năm trở lại đây, các TCTD (đặc biệt là nhóm các NHTM cổ phần) đã có sự chủ động mở rộng tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV. Một số sản phẩm tín dụng chuyên biệt dành cho đối tượng khách hàng là DNNVV đã được các ngân hàng đưa ra nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn khác nhau. Các ngân hàng cũng đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức tài sản đảm bảo như chấp nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa, các khoản phải thu hoặc cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) trong một số sản phẩm nhất định.

Tuy nhiên, về cơ bản các sản phẩm tín dụng dành cho khối DNNVV vẫn phải được xây dựng trên nền tảng của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (Quy chế 1627) được áp dụng chung đối với DNNVV cũng như doanh nghiệp có quy mô lớn, từ đó, có những bất lợi nhất định đối với DNNVV. Các hình thức đảm bảo khoản vay bằng hàng hóa hay các tài sản khác bất động sản chỉ mới được áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trong khi đó, hầu hết các khoản vay dài hạn đều yêu cầu tài sản thế chấp là bất động sản.

Với hơn 40% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, các dự án kinh doanh thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, đòi hỏi khả năng huy động vốn nhanh. Trong khi đó, các TCTD hiện nay hầu như không phục vụ các khoản vay có thời hạn dưới 1 tháng, thủ tục vay vốn ngân hàng thường kéo dài, thời gian giải ngân lâu, do vậy không phù hợp với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mới, lĩnh vực đặc thù cũng khó tiếp cận được các khoản vay từ các TCTD do thông tin từ các lĩnh vực đó quá ít, các TCTD không có đầy đủ thông tin cũng như không đánh giá được tính hiệu quả của phương án/dự án sản xuất kinh doanh.

Mặc dù các doanh nghiệp lớn có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn phong phú hơn như phát hành cổ phiếu và trái phiếu, song nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán chưa nhiều, tỷ trọng lớn vốn ngân hàng vẫn được dành cho các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy có sự phân biệt đối xử khi các doanh nghiệp lớn thường được các tổ chức tín dụng ưu tiên vay vốn hơn các DNNVV do những doanh nghiệp lớn có ưu thế hơn về tài sản, có mối quan hệ tốt hơn với các TCTD. Các doanh nghiệp nhà nước cũng có lợi thế hơn khi tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tín dụng so với các DN tư nhân bên cạnh lý do tài sản đảm bảo lớn còn có tâm lý các TCTD coi cho vay các DNNN là an toàn vì những doanh nghiệp này được Nhà nước bảo lãnh.

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

 Thứ nhất, chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến hoạt động cho vay đối với KHCN và KHDN (DNVVN).

 Thứ hai, danh mục sản phẩm cho vay KHCN còn nặng về các sản phẩm truyền thống, chưa có tính đột phá riêng.

 Thứ ba, mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn ít.  Thứ tư, hoạt động marketing của chi nhánh còn yếu.

 Thứ năm, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng của các ngân hàng còn hạn chế.

 Thứ sáu, lãi suất và phí cho vay chưa phù hợp. Lãi suất, phí cho vay thấp là những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong việc giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới. Căn cứ trên lãi suất huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hàng để đề ra một biểu lãi suất cho vay phù hợp hơn là bằng mọi cách tận thu khách hàng.

 Thứ bảy, đội ngũ nhân viên tại các ngân hàng thiếu chuyên nghiệp, chưa đồng đều. Ngân hàng nào có đội ngũ nhân sự có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn, nhiệt

huyết thì sẽ tạo động lực rất lớn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng giao dịch (dù ngân hàng đó có thể không có lợi thế về lãi suất, chính sách).

 Thứ tám, thu tục vay vốn của KH rườm rà, nhiều thủ tục. Thủ tục vay vốn, điều kiện vay càng đơn giản, càng rõ ràng thì khách hàng càng dễ dàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn. Đa phần các khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh gặp nhiều khó khăn liên quan đến thiếu tài sản đảm bảo, thông tin tài chính kém minh bạch, thiếu phương án kinh doanh hoặc phương án kinh doanh thật sự không rõ ràng, cụ thể.

 Thứ chín, Ngân hàng chưa nắm bắt được chính xác và đầy đủ về thông tin của DN và khách hàng. Đối với DN, đặc biệt là DNVVN, hầu hết các báo cáo tài chính về hiệu quả hoạt động kinh doanh đều không có sự tổng hợp rõ ràng, đầy đủ, gây khó khăn cho việc thẩm định của phía Ngân hàng.

Nguyên ngân khách quan

 Thứ nhất, sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng nói chung và sản phẩm CVKHCN và DN nói riêng còn hạn chế.

 Thứ hai, thu nhập và mức sống của người dân còn thấp.

 Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt giữa khối NHTM quốc doanh với nhau và với các NHTM cổ phần và liên doanh. Nhiều ngân hàng có khả năng sẽ tăng lãi suất huy động hay hạ lãi suất cho vay thấp hơn để tăng thế mạnh cạnh tranh, thu hút khách hàng, tạo nhiều khó khăn trong việc tăng, thu hút khách hàng.

 Thứ tư, môi trường pháp lý hiện nay còn thiếu tính đồng bộ và chưa nhất quán.  Thứ năm, môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn. Bất cứ Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt, người dân cải thiện được mức sống thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tay. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, dẫn đến khả năng hấp thụ yếu kém dây thừa ứ đọng vón, mang đến nhiều trở ngại đến sự mở rộng của hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 31 - 35)