Cơ hội và thách thức của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và doanh

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 35 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.4. Cơ hội và thách thức của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và doanh

nghiệp tại Việt Nam

2.4.1. Cơ hội

Cơ hội từ thị trường: Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu

tiêu dùng, nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống của mọi người ngày càng được gia tăng. Tại Việt Nam, hiện tượng di cư đang gia tăng vì nhu cầu việc làm và nhu cầu đổi mới cuộc sống kèm với tốc độ đô thị hóa làm cho nhiều người dân phải có tiền để bắt đầu đổi mới cuộc sống và phát triển cuộc sống đó. Hàng loạt nhu cầu thiết yếu của cuộc sống ngày càng được các khách hàng cá nhân quan tâm không chỉ nhu cầu về nhà ở hay đi lại thông thường mà còn là một môi trường giáo dục tốt với các bài giảng hiện đại phù hợp với thực tế, nhu cầu được chăm sóc y tế thường xuyên, nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh bắt kịp với xu thế thời đại. Từ những nhu cầu đó, cũng sẽ hình thành nên những khoản vay tiêu dùng, khách hàng cá nhân nhanh chóng có được sự thỏa mãn đó và cùng với sử thỏa mãn đó thì khách hàng cũng sẽ có động lực để kiếm tiền trả nợ hơn.

Cơ hội từ siết chặt cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính: Sự phát triển của

các công ty tài chính hiện nay đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các NHTM trong miếng bánh cho vay tiêu dùng. Theo thông tư 18/2019 của NHNN sửa đổi thông tư 43/2016 thì các công ty tài chính sẽ chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo của CIC.

Cơ hội đến từ bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển: liên tục chứng kiến sự ra

đời của hàng loạt các doanh nghiệp mới và trong các khoản nợ của các doanh nghiệp đó chiếm tỷ trọng lớn từ việc đi vay vốn tại ngân hàng. Đặc biệt, Trong thời kỳ kinh tế khó khăn bởi sự tác động rất lớn từ Covid 19 thì các khách hàng doanh nghiệp lại càng tìm đến các ngân hàng để đi vay hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình và ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thông qua những chính sách ưu đãi khi cho vay.

Cơ hội từ hành lang pháp lý: NHNN đã ban hành các thông tư để bảo vệ quyền lợi

định về hoạt động đi vay của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng đối với khách hàng. Bên cạnh đó chính phủ cũng đã ban hành các bộ luật như điều 468 bộ luật dân sự năm 2015quy định về lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận để bảo vệ khách hàng. Những cơ sở pháp lý này tạo điều kiện cho ngân hàng khi mà khách hàng mở rộng thêm niềm tin. Ngoài ra thì NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường thanh tra giám sát cũng như tuân thủ về pháp luật về cho vay nhằm hạn chế rủi ro giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Mới đây, NHNN ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện đồng thời tuân thủ quy định lãi suất, thu hồi nợ phải đúng quy định.

Cơ hội từ Công nghệ: Công nghệ ngày càng phát triển sẽ giúp cho khâu xử lý hồ

sơ và thu nhập thông tin của KH tốt hơn, đảm bảo và chất lượng hơn. Bên cạnh đó, cách mạng cộng nghệ 4.0 thực sự quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trong cuộc cách mạng ấy chúng ta có thể thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ các hoạt động tài chính ngân hàng thông qua sự ra đời của fintech hàng loạt khái niệm mới ra đời như ngân hàng số, ngân hàng điện tử. Hàng loạt dịch vụ tiện ích được ra đời thông qua vài thao tác đơn giản trên thiết bị thông minh và máy tính có kết nối mạng. Trong số các tiện ích mà cách mạng mang lại không thể không kể đến các dịch vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng. Công nghệ tài chính giúp khách hàng tiếp cận với thông tin về hoạt động cho vay của khách hàng và vay được vốn ngay khi cần đến. Vừa mang lại sự kiểm soát, giám sát hiệu quả trong ngân hàng mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí, vừa là cầu nối giúp ngân hàng hiểu hơn về khách hàng thông qua các hành vi cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

2.4.2. Thách thức

Pháp luật: Các NHTM ngày càng phải đối mặt với những quy định ngày càng siết

chặt của NHNN. Ví dụ như: hiện nay NHNN đang có các quy định về siết chặt tín dụng cũng như các quy định nhằm hạn chế cho vay các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sự hiểu biết của khách hàng cá nhân còn hạn chế nên sự quan tâm của khách hàng

bè, người thân và đồng nghiệp để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Do vậy mà đối tượng khách hàng này vẫn còn chưa tương xứng với các điều kiện dịch vụ của ngân hàng. Sự quan tâm của khách hàng vẫn còn hạn chế, ngân hàng chưa tạo ra được sức hút mạnh mẽ đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, TSĐB như là BĐs vẫn chưa có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng.

Hệ thống pháp lý vẫn đang còn nhiều kẽ hở để không ít doanh nghiệp lợi dụng vào

đó mà kê khai cho ngân hàng những thông tin thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến quá trình thẩm định cho vay khách hàng đến doanh nghiệp. Từ đó cũng làm giảm uy tín đến khách hàng với ngân hàng, gây tâm lý lo ngại của ngân hàng khi đi cho vay vốn.

Quy trình cho vay: Quy trình vay vốn đang còn chậm, nhiều thủ tục và quá trình

xét duyệt hồ sơ cho vay lâu do chủ yếu khâu chấm điểm tín dụng, khâu chấp nhận giải ngân và khâu làm việc với khách hàng hiện nay tại nhiều ngân hàng thường riêng biệt. Việc riêng biệt các khâu này mặc dù giúp cho việc giải ngân đúng đắn, giúp việc quản trị rủi ro tốt hơn, tránh phát sinh việc xuất hiện rủi ro hoạt động nhưng chính vì điều này khiến cho thời gian xét duyệt khoản vay vốn của khách hàng kéo dài và điều này khiến cho các khách hàng cá nhân đi vay ngại đi vay ở các NHTM vì thủ tục và thời gian giải ngân không được nhanh chóng. Chính vì điểm yếu này đã khiến cho miếng bánh cho vay khách hàng cá nhân bị san sẻ sang các công ty Fintech và những tổ chức tín dụng đen.

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19: giãn cách xã hội làm cho khách hàng cá nhân

không thể đến công sở làm giảm thu nhập 1 cách đáng kể, nên khhi họ có nhu cầu vay vốn, thì không có gì có thể chứng minh họ có khả năng trả nợ đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng đưa ra các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi nhưng nhu cầu mở rộng kinh doanh không cao. Nhu vậy ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng để trả nợ đúng hạn và do đó đã làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng nợ xấu

Cạnh tranh với tín dụng đen và các công ty tài chính: Chính bởi những điểm yếu

trong khâu duyệt hồ sơ và giải ngân của NHTM cùng với sự quảng cáo mạnh mẽ với câu slogan: “Vay tiền không cần thế chấp”, “cho vay lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng”...

nên các tổ chức tín dụng phi chính thức và các công ty tài chính đã có bước đệm để đặt chân vào thị trường bán lẻ và cạnh tranh cùng các NHTM. Theo Trung tâm Nghiên cứu thuộc ngân hàng BIDV, năm 2018, tín dụng phi chính thức ở Việt Nam chiếm khoảng 15 – 20% tổng tín dụng nền kinh tế (khoảng 1,2 triệu tỷ đồng), trong đó tín dụng đen chiếm 30 – 35%, tức 6 – 8% tổng dư nợ của nền kinh tế (450 – 550 nghìn tỷ đồng). Còn về phía các công ty Fintech cũng đã xuất hiện 25 công ty về cho vay.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 35 - 39)