Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam

a. Giai đoạn 2015 - 2019

Kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh và ĐẶC BIỆT năm 2018 ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 10 năm trước với mức tăng TRƯỞNG 7.08%.Sang năm 2019, GDP quý 4 tăng 6.97% so với cùng kỳ năm trước, giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2019 đạt 7,02% vượt mục tiêu quốc hội đề ra là 6,6%-6,8%. Mặc dù có những lo ngại về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và việc tăng lãi suất tiền tệ, nhưng chính sách tiền tệ thận trọng và hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giúp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời kiểm soát lạm phát ở mức thấp (với chỉ số giá tiêu dùng CPI NĂM 2019 tăng 2.79% so với năm 2018). Bên cạnh đó, Cung tiền tăng hợp lý, thanh khoản hệ thống dồi dào, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trự ngoại hối tăng nhanh tạo nền

tảng chung thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng cho vay cá nhân.

Để đánh giá về kết quả hoạt động cho vay cá nhân của các NHTM trong giai đoạn này, xin lựa chọn 2 ngân hàng tiêu biểu là VCB đại diện cho các nhân hàng nhà nước và TCB ngân hàng tư nhân.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân VCB

Trong giai đoạn 2015-2019, Vietcombank đã tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ vào các sản phẩm chuẩn, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh… có lãi suất đầu ra cao; BÊN CẠNH ĐÓ THÌ CŨNG ĐÃ Hạn chế cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay lĩnh vực có mức NIM thấp; Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ và tín dụng thông qua phòng giao dịch, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch; Phát triển khách hàng cá nhân, đặc biệt là phân khúc khách hàng ưu tiên.

Cùng với việc cấu trúc lại mô hình tổ chức, triển khai nhiều dự án chuyển đổi để phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế, Vietcombank chuyển dịch hoạt động kinh

doanh tập trung vào trụ cột hoạt động bán lẻ; Triển khai chuyển đổi mô hình hoạt động bán lẻ: phân đoạn khách hàng và xây dựng chính sách cho từng phân đoạn khách hàng mục tiêu từ sản phẩm, marketing, cách thức bán hàng...; Phát triển các kênh bán mới gồm kênh bán trực tiếp, điện tử, kênh bán hàng qua đối tác thứ ba, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động marketing; Cải tiến quy trình tín dụng dành cho khách hàng bán lẻ và tối đa việc số hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ; Rà soát danh mục, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục các sản phẩm tín dụng thể nhân, thẻ. VỚI Hướng đi NHƯ VẬY THÌ VCB

CŨNG ĐÃ CÓ ĐƯỢC NHỮNG CÁI kết quả khả quan: Tín dụng cá nhân tăng lên 36,9% vào cuối năm 2018 và cán mốc 43% trong tỷ lệ dư nợ của ngân hàng năm 2019, dư nợ tín dụng cá nhân chính thức vượt mức 300000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của TCB

Giống như khối ngân hàng nhà nước, nhóm ngân hàng cổ phần với đại diện là TCB. Với sự khôi phục của nền kinh tế sau đại suy thoái năm 2010, TCB đang vực dậy và đạt những bước tiến tăng trưởng lớn trong ngành ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay KHCN nói riêng. CỤ THỂ LÀ sự tăng trưởng này CÓ ĐƯỢC là khi tỷ lệ dư nợ cho vay giảm 2 NĂM LIÊN TIẾP là năm 2015 (giảm 1% so với năm 2014), năm 2016 giảm

tới 9% dư nợ chỉ đạt 54,777 tỷ đồng thì 2 năm 2018, 2019 tỷ lệ dư nợ đã cải thiện, duy trì ở mức 45~46%, tổng dư nợ vượt mức 100.000 tỷ đồng. Sắp tới TCB định hướng chọn chiến lược dịch chuyển: giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp, đẩy mạnh cho vay KHCN.

Với những thay đổi tiến bộ trong cơ sở hạ tầng, hệ thống điều hành ngân hàng cùng những chương trình sản phẩm ưu đãi, mục tiêu của ngân hàng này là tăng tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân của mình lên đạt mức 50~55%. Lý do có sự thay đổi trên là nhóm KHCN có tương tác dịch vụ lớn, có tỷ lệ lãi biên cao, cùng với quan điểm chỉ cho vay có thế chấp, không cho vay tín chấp làm giảm thiểu rủi ro đáng kể, bởi thế đã góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu của TCB chỉ đạt 1,33% vào năm 2019.

ĐÁNH GIÁ CHUNG trong vòng 5 năm qua (từ năm 2015 - 2019), các TCTD đã

có định hướng rõ ràng hơn trong việc tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt là tập trung thị phần cho vay KHÁCH HÀNG cá nhân.

Hình dưới đây cho thấy, việc tập trung phát triển cho vay cá nhân vẫn là xu hướng chủ đạo của các TCTD trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Khối ngân hàng nhà nước có bước bật rõ rệt và giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ năm 2016 đến năm 2019. BÊN CẠNH ĐÓ THÌ ĐỐI VỚI Khối NHTM cổ phần cũng giữ được tốc độ tăng trưởng Ở MỨC KHÁ.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay KHCN của các NHTM

Ngoài các ngân hàng Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính tiêu dùng Ví dụ, HDBank đã bán 49% HDFinance cho Japan’s Credit Saison, trong khi Techcombank bán một công ty tài chính tiêu dùng được mua lại trước đó cho Lotte Card với giá 1,7 nghìn tỷ đồng (74,9 triệu USD).

b. Năm 2020 đến nay

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 chính thức được ghi nhận từ đầu tháng 2/2020. NÓ C tác động RẤT LỚN đến kinh tế - xã hội đặc biệt nghiêm trọng trong tháng 3 tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2020 (đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách lý xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ).

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) tính đến 29/5/2020, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019 (Đây là mức thấp nhất trong khoảng 15 năm gần đây). Nguyên nhân chính là do nhu cầu vay vốn của các DN và người dân, hộ gia đình quá thấp. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá kiểm soát dịch bệnh rất tốt, TUY NHIÊN các DN và hộ gia đình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Đây CÓ LẼ là tình hình chung và các NHTM không

thể hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng (vì khi tiêu chuẩn bị hạ thấp sẽ gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng, rủi ro cho nền kinh tế, nợ xấu gia tăng).

Trong quý I/2020, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 18 NHTM niêm yết tăng từ 1,44% cuối quý IV/2019 lên 1,65%. Có 6/18 ngân hàng CÓ tổng dư nợ là hơn 4,85 nghìn tỷ đồng, giảm từ mức 6 nghìn tỷ đồng cuối năm 2019. Cũng trong quý I/2020, tỷ lệ tạo mới nợ xấu của 18 NHTM đang niêm yết là 0,23%, tăng mạnh so với 7 quý trước và tương đương mức quý I/2018.

 Theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 Ngân hàng Nhà nước quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng có thể quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. THÌ các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 12.000 khách hàng với dư nợ 13,5 nghìn tỷ đồng.  Đến cuối 2021, tổng dư nợ đã được cải thiện trong trạng thái bình thường mới.

Một phần của tài liệu Đề tài ngân hàng Thương Mại 2 (Trang 25 - 30)